1001 câu hỏi để nói chuyện với đối phương
ContentsCông cụ khơi nguồn ý tưởng contentPortent’s Content Idea Generator – Công cụ viết content, tìm chủ đề làm contentTrang web hỗ trợ viết content Buzzsumo – Làm content phải
Chắc hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với câu nói “Content is King”. Thực tế, việc xây dựng content có đóng góp to lớn trong việc gia tăng lượng người dùng truy cập vào website, blog của cá nhân, doanh nghiệp. Làm SEO, học công thức viết có thể là quy trình khá dễ dàng với đông đảo newbie content, nhưng để tuôn trào ý tưởng, định hình phong cách và “xả chữ” thật kêu, thật chất thì cần nhiều thời gian, nỗ lực.
Để giúp bạn rút ngắn đoạn đường gian nan này, Nghề Content đã chuẩn bị 18+ công cụ hỗ trợ viết content giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hiệu suất khi sản xuất nội dung mới. Cùng theo dõi nhé.
Nếu như bạn đã từng vò đầu bứt tai cả ngày mà vẫn chưa tìm được đề xuất nào hay ho để đặt bút thì đây là một vài công cụ viết content gợi ý ý tưởng dành cho bạn:
Portent’s Content Idea Generator là công cụ tìm kiếm ý tưởng giúp bạn xác định chủ đề bài viết chỉ trong vòng vài giây. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập từ khóa vào, phần mềm sẽ xuất ra một loạt các chủ đề phù hợp bạn có thể triển khai.
Vài lời nhận xét về công cụ hỗ trợ viết content này có phần hơi phô trương, sử dụng ngôn ngữ Anh và cung cấp các ý tưởng hơi “điên điên”. Đó vừa là điểm yếu vừa là điểm mạnh vì đôi khi làm sáng tạo, bạn cần đi qua nhiều những cái điên rồ như vậy mới có thể tìm được cái tôi thích hợp nhất sau nhiều lần gọt nắn, nặn hình ý tưởng. Một điểm cộng lớn cho website này là hoàn toàn miễn phí, thêm vào đó là sự kết hợp của các chủ đề độc nhất giúp dễ dàng khêu gợi sự quan tâm nơi độc giả.
Buzzsumo, đứng top các công cụ viết content, có thể phân tích xu hướng content phổ biến trên mạng xã hội. Cách duy nhất khi không biết viết gì là đi nghe ngóng xem người ta viết gì, bàn tán gì. Tiếp cận với Buzzsumo, bạn có thể thu thập dữ liệu về các bài đăng, chủ đề, ngành hàng…. đang được viral, đang là trending, từ đó xây dựng chiến lược viết hợp thời, chuộng người đọc.
Về chi phí, Buzzsumo có phiên bản miễn phí giới hạn một số tính năng. Nếu cần dùng nhiều bạn có thể đăng ký gói trả phí khoảng 79$/tháng.
Nếu trong writing ielts có website tìm từ đồng nghĩa tiếng anh cực chất mang tên “Thesaurus” thì người viết Content cũng sở hữu cho mình công cụ hỗ trợ tìm từ thay thế “không phải dạng vừa” : Power Thesaurus. Nó thuộc hàng đầu trong list ứng dụng viết content bạn không nên bỏ qua.
Nhìn chung, công cụ này hỗ trợ những ngòi bút đang viết dở đoạn thì bị bí từ, hoặc lặp từ quá nhiều, cần tìm kiếm các giải pháp thay thế. Điểm đặc biệt lớn nhất là Power Thesaurus hạn chế tối đa quảng cáo hiển thị làm cản trở trải nghiệm người dùng, chỉ cho xuất hiện ở một góc nhỏ, ít ai để ý. Nhờ đó, người xem có thể thoải mái lướt website mà không cảm thấy khó chịu.
Power Thesaurus là website với giá 0 đồng, được cập nhật xu hướng ngôn ngữ liên tục bởi các chuyên gia để phục vụ nhu cầu người dùng và nhận được nhiều lời khen tích cực từ users.
Với những ai xem âm nhạc là nguồn cảm hứng làm việc và sáng tạo ý tưởng, lifeat.io sinh ra là dành cho bạn. Trang cung cấp cho bạn những âm thanh tiếng sóng biển, tiếng mưa rơi, tiếng lửa… cùng hình nền đi kèm cực đẹp giúp kích thích bộ não sản sinh những ý tưởng tuyệt vời.
Làm việc hàng giờ đồng hồ không ngơi nghỉ không phải là một phương pháp tốt để có nhiều idea tuyệt vời cho dự án sắp đến, mà ngược lại còn gây căng thẳng do ngồi trước màn hình vi tính quá lâu.
Thay vào đó, bạn có thể tận dụng đồng hồ đếm ngược, căn chỉnh thời gian thư giãn, thả lỏng cơ thể sau mỗi 45 đến 60 phút để lấy lại năng lượng. Đừng quên tận dụng đồng thời các tính năng và tích hợp thêm các ca khúc yêu thích ở Spotify là cơ hội tuyệt vời cho những ý tưởng sáng tạo ra đời.
Một công cụ đến từ anh lớn Google thì chắc có lẽ không cần bàn cãi quá nhiều về độ hiệu quả của nó: Google Keyword Planner – top công cụ hỗ trợ viết content cho SEOer. Công cụ này sẽ đề xuất rất nhiều những từ khóa quan trọng trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi.
Các ưu điểm vượt trội của Google Keyword Planner gồm có:
Bên cạnh đó, công cụ hỗ trợ viết content miễn phí này của Google được cập nhật khả năng kết hợp các từ khóa liên quan thành một từ khóa mới với hiệu quả tìm kiếm cao hơn. Nếu đang sở hữu cho mình các từ khóa riêng lẻ và không biết bắt đầu như thế nào, bạn có thể nghĩ ngay đến GKP để liên kết chúng lại với nhau. Các chỉ số trong GKP còn giúp người xem hình dung, dự đoán về hiệu suất hoạt động của từ khóa trong tương lai.
Keyword Shitter là tool viết content cực chất, một công cụ hỗ trợ việc nghiên cứu từ khóa cơ bản, thể hiện phần nào qua tên gọi của nó. Bất cứ khi nào bạn gõ một từ khóa , chẳng hạn “sinh nhật” vào ô tìm kiếm. công cụ sẽ xuất ra hàng loạt các từ khóa đuôi dài liên quan cho đến khi nào bạn bấm vào nút “stop” mới thôi.
Keyword Shitter – công cụ gợi ý từ khóa, mặc dù được đánh giá cao về tính đơn giản, dễ sử dụng nhưng lại không phù hợp cho các tìm kiếm từ khóa nâng cao và kết quả trả về đôi khi không liên quan lắm đến nhu cầu của người dùng. Website này hoàn toàn miễn phí và bạn có thể sử dụng bộ lọc filter bên tay trái để chọn ra những từ khóa tiềm năng nhất cho bài viết của mình.
Spineditor có tên gọi đầy đủ là Spineditor.com – là một lập trình trang web thiết kế bởi người Việt Nam. Công cụ này nổi tiếng bởi tính chính xác và sự tiện lợi cao, thường xuyên góp mặt trong bảng xếp hạng các trợ thủ yêu thích của các SEO -er và là công cụ viết content SEO tiếng Việt.
Với khả năng của công cụ Spineditor, người sử dụng có thể đảm bảo hơn trong việc phân tích độ chính xác của web thiết kế đã được tối ưu trên Google. Nhờ vậy mà kết luận được từ khóa mình triển khai có phát triển tại đúng theo trang web đã chọn hay chưa và điều chỉnh.
Bên cạnh đó, công cụ đặc biệt này cũng được tích hợp kha khá tính năng hữu ích như khả năng kiểm tra đồng thời nhiều từ khóa vô cùng tiện lợi như xem tin nhanh, đăng bài lên các website tự động và chuẩn xác… Thêm vào đó là chức năng của phần mềm viết content miễn phí spin nội dung mà người viết content rất nên tham khảo tận dụng để tạo ra các nội dung không trùng lặp, phục vụ cho công tác làm SEO được hiệu quả hơn. Tới đây hẳn bạn đọc đã biết Spineditor là gì rồi phải không nào?
Ahrefs là nền tảng phân tích website, kiểm tra backlink tốt nhất hiện này mà hầu hết các SEOer sử dụng hằng ngày. Vài khái niệm quen thuộc của Ahrefs bao gồm:
Nói về công cụ soạn thảo nội dung thì có thể nói WordPress luôn là số 1 vì 70% website trên toàn thế giới đều đang sử dụng mã nguồn này để thực hành viết. Nó thuộc top các app viết content trên thế giới.
WordPress được chỉ định sinh ra là dành cho cả những người dùng “nghiệp dư” – mặc dù không có quá nhiều hiểu biết về lập trình website nhưng vẫn có khả năng tạo một blog của riêng mình. Thêm vào đó, phần mềm này có giao diện rất thân thiện với các thao tác đơn giản, tốn ít thời gian nghiên cứu và quản lý.
Về nhược điểm, WordPress được xem là trang web có tốc độ xử lý dữ liệu chậm, đặc biệt đối với các dữ liệu có dung lượng lớn.
Não bộ con người có xu hướng bị hấp dẫn bởi những nội dung dễ đọc, dễ hiểu, mang tính visual marketing cao. Vì thế, bên cạnh việc lựa chọn và sản xuất những content chất lượng nhờ câu chữ, những dạng content như inforgraphic, biểu đồ, …. lồng ghép xen kẽ để tăng tương tác người dùng.
Visual.ly hay Easelly là các website đứng đầu trong danh sách về công cụ vẽ Inforgraphic. Đây là một cộng đồng gồm hơn 35.000 nhà thiết kế từ nhiều nơi trên thế giới yêu thích thể hiện tài năng của họ thông qua hình ảnh. Ngoài các template cần trả phí, có rất nhiều các mẫu thiết kế không tính phí hỗ trợ người dùng sắp xếp nội dung và trình bày câu chữ thật hút mắt.
Font chữ cũng là thứ quan trọng để content của bạn đạt chất lượng. Bạn có thể tìm những font chữ đẹp và tải về để dùng. Khi nhìn thấy một bức ảnh có font chữ đẹp, hãy dùng công cụ tìm font chữ bằng hình ảnh để biết tên font nhé!
Headline Analyzer là công cụ hỗ trợ content trong việc đánh giá tiêu đề bài viết. Cụ thể, nền tảng này có khả năng kiểm tra chính tả, đánh giá mức độ khó/ dễ và phân tích cấu trúc tiêu đề, từ đó thực hiện “chấm điểm” theo thang điểm từ 0 đến 100.
Trang cũng sẽ gợi ý cho bạn một vài tiêu đề thay thế sao cho thật ấn tượng và hút mắt độc giả. Điểm đặc biệt nhiều người ưa chuộng ở Headline Analyzer là nền tảng này có thể phân loại tiêu đề bạn đang dùng và tự động ghi nhớ cho những lần tìm kiếm tiếp theo.
Bạn không thể lấy câu : ” Nhà tôi ba đời sai chính tả ” để biện hộ mãi cho sự bất cẩn của bản thân. Hãy để công cụ bảo vệ bạn khỏi “tội lỗi” này: Grammarly và Hemingway.
Grammarly thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với người dùng ở tính chính xác khi kiểm tra ngữ pháp, lỗi dùng từ và đề xuất thay thế hợp lí. Còn về Hemingway, ngoài những tính năng tương tự như ở Grammarly, công cụ này có phần tinh tế hơn chút đỉnh khi biết cách biến những câu phức tạp thành những câu đơn giản nhưng nghĩa không đổi. Việc sắp xếp đan xen giữa câu chủ động – câu bị động với nhau cũng giúp Hemingway ăn điểm sáng tạo trong tâm trí users hơn.
Là người làm content, tối kị nhất từ trước đến nay vẫn là hai từ “trùng lặp”. Đặc biệt khắt khe hơn đối với những bài SEO. Một khi Google phát hiện bạn copy khi làm content thì hậu quả tương đối nặng, khó lòng mà website của bạn leo lên được thứ hạng cao hơn.
Vì thế sau khi hoàn thành bài content, trước khi bấm đăng, người viết thường được khuyến khích dùng copyscape – phần mềm hỗ trợ viết content – để lọc “độ unique” của bài viết. Ngoài ra, sau khi đăng tải một thời gian bạn cũng nên kiểm tra tính “đạo văn” của bài viết một lần nữa để xem có ai đang “đạo” content của mình không nhé.
Muốn tìm hiểu website của cá nhân/ doanh nghiệp/ đối thủ có đang hoạt động hiệu quả hay không, bạn cần thực hiện đo lường nhờ sự hỗ trợ của các công cụ phân tích đắc lực, điển hình như Google Analytic và Google Search Console.
Google Analytics là nền tảng cực quen thuộc và gắn bó khá mật thiết với các marketer. Số liệu hiển thị trên Google Analytic có độ tin cậy cao. Nền tảng này cung cấp thông tin về số lượng truy cập website, tỉ lệ thoát trang, chỉ số phản ánh hành vi của người dùng website…. Mang trong mình kho dữ liệu khổng lồ và đáng giá như vậy nhưng Google Analytic là công cụ hỗ trợ viết content hoàn toàn miễn phí.
Nhờ có Google Analytics, công việc của đội ngũ quản trị website đã thuận lợi hơn rất nhiều. Đây là công cụ cho phép người dùng đánh giá một cách tổng quan nhất về tình trạng website. Số liệu mà Google Analytics cung cấp có độ tin cậy cao.
Google Analytics cho biết lượng người dùng truy cập website, tỷ lệ thoát ra cao hay thấp. Bên cạnh đó công cụ này còn cung cấp nhiều chỉ số phản ánh tương đối chuẩn xác hành vi của người dùng trên website của bạn.
Google Search Console(GSC) là công cụ hỗ trợ viết content được cộng động quản trị web, đặc biệt là các SEO chuyên nghiệp tin dùng. GSC có thể được xem là một nhà thăm dò, giúp bạn hiểu và cái thiện cách Google xem xét website của bạn.
Ngoài tính năng theo dõi hiệu suất website, Google Search Console còn đem đến nhiều giá trị thêm vào cho doanh nghiệp:
Google calendar là ứng dụng quản lí thời gian làm việc cực hiệu quả, cho phép bạn giám sát các hoạt động cá nhân và tập thể như giờ kết thúc soạn thảo bài viết, sự kiện của công ty, họp định kì, …. Công cụ công cụ hỗ trợ viết content này hoàn toàn miễn phí, chỉ cần có tài khoản Google là bạn đã có thể tiếp cận Google Calendar ở bất cứ đâu, dưới bất kì hình thức nào.
Một vài tính năng được ưa chuộng của ứng dụng này bao gồm đặt lời nhắc, to do tasks, mời người dùng tham gia… Ngoài ra, google calendar còn thực hiện đồng bộ với gmail, giúp cho bạn không bỏ lỡ bất kì buổi workshop, webinar, assignment nào.
Nếu Google Calendar phù hợp với cách sắp xếp lịch trình cá nhân thì Coschedule hỗ trợ người viết content giao tiếp tốt hơn với các thành viên trong nhóm. Từ giao việc viết bài, theo dõi tiến độ xuất bản và xử lý công việc dang dở, Co-Schedule bám sát quy trình và thực hiện nhắc nhở kĩ càng hơn bất cứ nền tảng nào.
Ngoài khả năng tận dụng các nguồn hiện có, chẳng hạn như các công cụ hỗ trợ viết content, còn một “công cụ khác” gần thật gần, nhưng cũng xa thật xa, vô cùng quan trọng. Đó chính là khả năng tư duy làm content và lên chiến lược nội dung cho bài viết. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu để tối ưu content bằng cách tận dụng tối đa các thiết kế ảnh.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa tầm nhìn chiến lược, tư duy thiết kế và 18+ công cụ hỗ trợ viết content do Nghề Content biên soạn, hy vọng độc giả tìm ra công cụ “chân ái” cho ngòi bút ngày một lên tay. Nếu thấy hay và bổ ích, đừng quên để lại like, share và bình luận để Nghề Content chia sẻ thêm nhiều kiến thức độc lạ nữa nhé.
Xem thêm:
– 15+ cách đặt tiêu đề hấp dẫn cho dân content
– 8 xu hướng content marketing “hót hòn họt” năm 2021
Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về khóa học viết content, các bạn có thể tham khảo tại đây
ContentsCông cụ khơi nguồn ý tưởng contentPortent’s Content Idea Generator – Công cụ viết content, tìm chủ đề làm contentTrang web hỗ trợ viết content Buzzsumo – Làm content phải
ContentsCông cụ khơi nguồn ý tưởng contentPortent’s Content Idea Generator – Công cụ viết content, tìm chủ đề làm contentTrang web hỗ trợ viết content Buzzsumo – Làm content phải
ContentsCông cụ khơi nguồn ý tưởng contentPortent’s Content Idea Generator – Công cụ viết content, tìm chủ đề làm contentTrang web hỗ trợ viết content Buzzsumo – Làm content phải
ContentsCông cụ khơi nguồn ý tưởng contentPortent’s Content Idea Generator – Công cụ viết content, tìm chủ đề làm contentTrang web hỗ trợ viết content Buzzsumo – Làm content phải
Website chuyên trang kiến thức về công việc nghề Content, xoay quanh các chủ đề tài liệu, kiến thức, cách làm, nghề nghiệp dành cho người làm Content.
Nghề content là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency
Liên hệ Booking, mua Guest Post Backlink, Đặt Banner
Gmail: NghecontentVietnam@gmail.com
Zalo: 0965 912 609
Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc
GHI DANH HỌC VIÊN