1001 câu hỏi để nói chuyện với đối phương
ContentsLý do nên tạo website bán hàng riêngTìm hiểu về tự làm web bán hàng với WordPress và WoocommerceMua hosting và tên miềnTự làm web bán hàng với WordPressBước đầu tạo
Website bán hàng sẽ là cửa hàng nơi khách hàng gặp gỡ và mua hàng từ bạn. Tự làm web bán hàng giúp bạn tiết kiệm chi phí bán hàng, lại còn mang lại hiệu quả bán hàng cao. Bài viết này hướng dẫn cách tự làm web bán hàng cho bất cứ ai muốn bán hàng qua web.
Thời đại số đang phát triển và kinh doanh online là hoạt động vô cùng hiệu quả ở thời điểm hiện tại. Website lúc này đóng vai trò như là một cửa hàng trên internet của bạn vậy. Website của bạn là một cửa hàng, rồi bạn có thể có một vài cửa hàng khác trên Facebook, Instagram…
Nhưng “xây” cửa hàng trên Facebook, Instagram hay các mạng xã hội khác thì bạn phải phụ thuộc vào nó. Còn website riêng của bạn thì do bạn tạo nên, bạn được quản lý và điều chỉnh tùy biến theo ý mình muốn. Khi website bán hàng của bạn có lượng truy cập tự nhiên, bạn sẽ biết được rằng mình đang có lượng khách hàng miễn phí.
Web bán hàng cũng giúp khách hàng xem tất cả mặt hàng đầy đủ, rõ ràng hơn. Có web bán hàng thì việc chạy quảng cáo của bạn dễ dàng hơn và khách hàng cũng tin tưởng bạn hơn.
WordPress là nền tảng phổ biến, rất được ưa chuộng để tạo website bán hàng cũng như bất kỳ website nào. Tự làm web bán hàng với WordPress giúp bạn tạo ra “cửa hàng” của mình bắt mắt, chuyên nghiệp.
Trong khi đó, Woocommerce là công cụ hỗ trợ trong website. Công cụ này giúp website trở thành shop bán hàng trực tuyến hiệu quả.
Cả hai là nền tảng giúp bạn tự làm web bán hàng tốt vì có những tính năng độc đáo, hỗ trợ hoàn hảo cho người kinh doanh online/bán hàng trực tuyến.
Bạn có thể tự làm web bán hàng với WordPress và cài plugin WooCommerce, sau đó tùy biến theo ý mình. Thiết lập xong, bạn có thể quản lý hiệu quả nó. Tất cả đều đơn giản, nếu không biết về IT bạn vẫn có thể làm được.
Để tự làm web bán hàng hiệu quả bằng WordPress, trước hết bạn phải sở hữu một hosting (nơi chứa dữ liệu website và cho phép truy cập 24/7) và một tên miền (địa chỉ truy xuất dữ liệu website trên hosting).
Ví dụ: nghecontent.com là tên miền.
Còn hosting là nơi lưu trữ website. Hiểu đơn giản, tên miền là địa chỉ nhà bạn, còn hosting là đất nơi bạn xây nhà.
Giá hosting dao động từ 2.000.000đ – 3.000.000đ (mới làm website bằng WordPress lần đầu). Đơn vị có lưu lượng truy cập website lớn phải dùng cái khác có giá cao hơn (VPS/server riêng). Thuồng bạn mua theo gói, phải gia hạn hằng năm.
Giá của tên miền thì chỉ tầm 200.000-300.000.
Khi muốn mua hosting và tên miền, bạn chỉ cần search Google là có rất nhiều nơi cung cấp, nhưng hãy tìm hiểu kỹ và chọn nơi uy tín, feedback tốt để mua nhé.
Khi đã có hosting, bạn vào control panel của hosting và chọn icon Auto Istaller rồi vào chỗ tìm kiếm gõ “WordPress”. Sau đó click vào phiên bản mới nhất của WordPress và điền các thông tin sau:
Sau khi điền đầy đủ, nhấn nút Install và bạn đã hoàn tất bước đầu tự làm web bán hàng với WordPress.
Xem thêm: Nhân viên content marketing cần có gì? Mức lương ra sao?
Sau khi tạo xong, bạn vào trang web của mình và đăng nhập
Khi đã đăng nhập thành công, bạn sẽ nhìn thấy nhiều lựa chọn để tùy chỉnh nằm ở bên trái màn hình như ảnh minh họa dưới đây
Cái đầu tiên bạn nên thiết lập đó là giao diện. Bạn chọn vào “Giao diện” > “Giao diên” > “Thêm mới” rồi chọn giao diện có sẵn hoặc tải nội dung mới lên để tạo giao diện riêng. Cuối cùng chọn “Kích hoạt” để cài giao diện vào website. Tuy nhiên nếu đang tự làm web bán hàng, bạn nên chọn giao diện có hỗ trợ Woocommerce.
Sau đó hãy tự làm web bán hàng của bạn một cách sáng tạo và tự do theo ý mình (nhưng nhớ quan tâm đến trải nghiệm người dùng và làm cho nó thu hút nhất có thể). Hãy chọn từng mục điều chỉnh và xây dựng cửa hàng của bạn.
Đối với admin chính sẽ được phép cài đặt plugin, khi bấm vào chữ “Plugin” ở thanh bên trái màn hình này, bạn sẽ được quyền cài đặt plugin vào website của mình. Bạn cần chọn plugin trước và gõ từ khóa để tìm kiếm và cài đặt. 7 plugin hầu như người tự làm web bán hàng nào cũng cài đặt ban đầu là:
Muốn tự làm web bán hàng, sau khi tạo xong website cần cài đặt plugin Woocommerce. Cách làm cũng tương tự, bạn vào “Plugin” > “Thêm mới” rồi gõ Woocommerce rồi cài đặt là được. Cài đặt xong, Woocommerce sẽ xuất hiện trên thanh đen bên trái chung với các tùy chọn khác.
Bạn vào “Woocommerce” > “Cài đăt” rồi mở từng tab nhỏ để thiết lập đầy đủ thông tin cho Woocomerce của mình. Từ vị trí bán hàng, vị trí nhận ship đến vị trí mặc định của khsch hàng, bạn cần điền chính xác và cụ thể. Sau đó bạn thiết lập sản phẩm, thiết lập giao nhận, thiết lập thanh toán. Tất cả các bước đều rất rõ ràng, bạn chỉ cần đọc kỹ thông tin yêu cầu và thực hiện rồi trả lời là được. Nếu có khó khăn, hãy liên hệ Nghecontent hỗ trợ bạn, hoặc tra trên internet cũng có rất nhiều hướng dẫn cụ thể.
Tạo danh mục và sản phẩm cho Woocommerce
Google Sites là công cụ tạo website rất dễ dàng của Google. Bạn có thể thu thập các loại thông tin khác nhau (du lịch, video, văn bản, các tệp đính kèm…) một cách đầy đủ với Google Sites và còn được phép chia sẻ chúng dễ dàng.
Để tự làm web bán hàng với Google Sitesm, người dùng cũng không cần có kiến thức chuyên môn hay code gì cả.
Cách tạo website với Google Sites
Cách tự làm web bán hàng với Google Sites như sau:
Tự làm web bán hàng với Wix là vô cùng đơn giản, chỉ với các thao tác kéo thả. Wix miễn phí các mẫu thiết kế đaq dạng và độc đáo, các công cụ thiết kế thông minh, chỉnh sửa web được nhanh chóng và tiện lợi.
Duda cũng có một kho tàng với rất nhiều mẫu website cho bạn lựa chọn. Bạn có thể tự làm web bán hàng dễ dàng với các công cụ kéo và thả. Duda tích hợp với cổng thanh toán trực tuyến nên đặc biệt phù hợp cho ai muốn tự làm web bán hàng. Bạn cũng có thể tương tác với người truy cập qua công cụ kích hoạt hành động cá nhân hóa.
Shopify là công cụ tạo Website phù hợp với đa dạng các mô hình công ty, có nhiều mẫu đa dạng chủ đề để bạn lựa chọn. Đây cũng là một lựa chọn lý tưởng khi muốn tự làm web bán hàng.
Cũng như các công cụ giúp người dùng tự làm web bán hàng khác, Silex cũng cho phép người không giỏi công nghệ vẫn tạo website được. Silex có giao diện thân thiện, bắt mắt, dễ thao tác, có nhiều mẫu và còn đầy đủ tính năng SEO. Nhưng Silex không lưu trữ trang web của bạn đâu, nên bạn cần cân nhắc điểm này nhé!
Bạn đang tham khảo bài viết tại chuyên mục: KIẾN THỨC CONTENT . Click vào đây nếu muốn xem thêm nhiều bài viết tương tự nhé.
Khác với website, landing page là một trang đích thể hiện thông tin cụ thể về sản phẩm/dịch vụ nào đó nhằm điều hướng khách hàng chuyển đổi hành động. Landing page đôi khi chỉ có duy nhất 1 trang. Thiết kế landing page cũng rất dễ và có nhiều công cụ miến phí hỗ trợ. Chẳng hạn như Simple Page – nền tảng tạo landing page không cần kiến thức lập trình, cung cấp hơn 600 mẫu, không giới hạn băng thông truy cập và miễn phí luôn tên miền + hosting chất lượng.
Bạn có thể tìm hiểu về thiết kế landing page tại đây.
Trên đây là những chia sẻ cho ai muốn tự làm web bán hàng tại nhà. Nếu có bất cứ điều gì muốn chia sẻ hoặc cần hỗ trợ, hãy liên hệ Nghecontent nhé!
ContentsLý do nên tạo website bán hàng riêngTìm hiểu về tự làm web bán hàng với WordPress và WoocommerceMua hosting và tên miềnTự làm web bán hàng với WordPressBước đầu tạo
ContentsLý do nên tạo website bán hàng riêngTìm hiểu về tự làm web bán hàng với WordPress và WoocommerceMua hosting và tên miềnTự làm web bán hàng với WordPressBước đầu tạo
ContentsLý do nên tạo website bán hàng riêngTìm hiểu về tự làm web bán hàng với WordPress và WoocommerceMua hosting và tên miềnTự làm web bán hàng với WordPressBước đầu tạo
ContentsLý do nên tạo website bán hàng riêngTìm hiểu về tự làm web bán hàng với WordPress và WoocommerceMua hosting và tên miềnTự làm web bán hàng với WordPressBước đầu tạo
Website chuyên trang kiến thức về công việc nghề Content, xoay quanh các chủ đề tài liệu, kiến thức, cách làm, nghề nghiệp dành cho người làm Content.
Nghề content là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency
Liên hệ Booking, mua Guest Post Backlink, Đặt Banner
Gmail: NghecontentVietnam@gmail.com
Zalo: 0965 912 609
Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc
GHI DANH HỌC VIÊN