1001 câu hỏi để nói chuyện với đối phương
ContentsĐôi điều về SEO websiteCách tìm từ khóa (keyword)Xác định từ khóa chínhTìm từ khóa phụ / từ khóa liên quanCách dùng các công cụ để gợi ý và kiểm
Viết bài chuẩn SEO là kiến thức quan trọng khi làm content. Đây chính là yếu tố hàng đầu giúp website của bạn xuất hiện được trước mắt khách hàng khi họ tìm kiếm. Do đó, nhiều đơn vị còn tuyển dụng vị trí nhân viên content với yêu cầu biết viết bài chuẩn SEO. Thế nhưng khi tìm hiểu cách viết bài chuẩn SEO, bạn có thể bị choáng ngợp vì có quá nhiều kiến thức được truyền đạt khác nhau phải không nhỉ? Bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ kiến thức về viết bài chuẩn SEO cho mọi người nhé.
Google có con bot để đọc và đánh giá nội dung các bài viết website của bạn. Để chiều lòng con bot này, bạn phải chuẩn hóa các yếu tố SEO (cái này thiên về kỹ thuật) gồm các nguyên tắc bài viết với từ khóa chính nhất định mà phần dưới bài viết này sẽ nói rõ hơn cho bạn. Nhưng khán giả chính trong bài viết của bạn lại là khách hàng, vì thế bạn phải thỏa mãn nhu cầu người đọc.
SEO là viết tắt của Search Engine Optimization, có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Google). Bài viết chuẩn SEO là bài viết mang lại giá trị cho khách hàng, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu SEO nhằm giúp bài viết có cơ hội nằm trong top đầu kết quả tìm kiếm Google.
Các website đều có cài đặt Yoast SEO hoặc Rank Math để chỉ ra các vấn đề, giúp bạn chỉnh sửa bài viết của mình sao cho tối ưu SEO nhất trước khi đăng lên website của bạn. Còn về giá trị bài viết mang lại cho khán giả thì phải nhờ vào kỹ năng viết content của người viết.
Khi đã đảm bảo các yếu tố SEO, bài viết của bạn sẽ dễ dàng hiện ra top đầu khi khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan qua công cụ tìm kiếm Google. Các bộ máy của Google ngày càng thông minh hơn, nó có cách đánh giá tính hữu ích của bài viết nên khi khách hàng vào website của bạn đọc bài và ở lại lâu trên website thì website đó được nâng thứ hạng Google.
Tuy nhiên, bài viết chuẩn SEO chỉ là một phần. Để website mạnh và phát triển thì sitemap, tốc độ web, URL, code language… cũng phải được tối ưu phù hợp. Công việc làm website chuẩn SEO phải thực hiện ngay từ khi lập website và duy trì, website mới có cơ hội nâng thứ hạng và lọt top dễ dàng.
Ngoài SEO từ khóa, người làm SEO phải làm các công việc sau đây:
Sau khi đã có một website chuẩn SEO, bạn phải lên kế hoạch từ khóa (keyword) cho website của mình. Bạn nên tìm keyword dễ thôi, hạn chế viết với keyword khó vì sẽ tốn rất nhiều công sức để SEO cho nó. Với keyword đó, bạn viết bài chuẩn SEO. Sau đó đi backlink, kéo traffic và audit bài viết tạo chuyển đổi, là đã xong một quy trình SEO.
Từ khóa là từ mà người ta gõ trên thanh công cụ tìm kiếm khi có nhu cầu về nó. Ví dụ bạn đang ở quận 7 và thèm ăn bún bò, bạn sẽ lên Google gõ “quán bún bò ngon quận 7”. Khi đó “quán bún bò ngon quận 7” chính là từ khóa. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với đúng từ khóa họ tìm kiếm, bạn sẽ có thêm lượt truy cập (traffic), cao nhất là có thêm lượt mua hàng.
Để tìm từ khóa, bạn phải chuẩn bị như sau:
Bạn phải tự hỏi khách hàng đang muốn gì, nếu mình là họ thì mình sẽ gõ từ khóa nào… để tăng tiếp cận với khách hàng trên các công cụ tìm kiếm.
Bạn phải đặt câu hỏi:
Sau đó bạn sẽ đến bước 2:
Có nhiều cách để làm điều này. Cách đầu là tham khảo từ các bài viết top đầu khi bạn gõ từ khóa chính, hoặc có thể kéo xuống dưới cùng xem gợi ý các tìm kiếm liên quan của Google.
Ví dụ bạn gõ “cách làm SEO”, các bài viết hiện ra có thể là “SEO là gì?” “Vì sao cần phải làm SEO”… và gợi ý của Google ở dưới các kết quả đó có “SEO website hiệu quả” chẳng hạn, thì bạn có thể chọn chúng làm từ khóa phụ.
Tuy nhiên, không phải chỉ phán đoán và tự thân nghĩ ra từ khóa như vậy là được. Bạn phải chắc chắn từ khóa đó được nhiều người tìm kiếm. Nếu bạn viết bài với một từ khóa mà không ai tìm kiếm nó cả, thì làm sao người ta có thể thấy bài viết của bạn?
Vì vậy, để kiểm tra từ khóa, bạn cần dùng các công cụ dưới đây nhé
Có 3 công cụ phổ biến sau mà bạn có thể dùng để lên kế hoạch từ khóa cho mình
Keyword Planer
Đây là công cụ phân tích hoàn toàn miễn phí, giúp bạn tìm được nhiều từ khóa chính xác.
Bạn nhập một từ khóa và Google Keywords Planner sẽ giúp bạn tìm kiếm nhiều từ khóa liên quan kèm thêm lượng search mỗi tháng (ví dụ con số này là 700 thì có nghĩa là mỗi tháng, số lần từ khóa đó được gõ lên công cụ tìm kiếm để tra cứu là 700 lần).
Tuy nhiên, công cụ miễn phí này còn thiếu nhiều thông tin cần thiết khác khi làm SEO, điển hình như độ khó của từ khóa.
Alexa
Công cụ Alexa cho phép dùng thử 7 ngày, 14 ngày hoặc 30 ngày. Với Alexa, bạn có thể nhập một website của đối thủ để thấy danh sách những từ khóa mà website đó đã viết. Và khi bạn nhập từ khóa trên thanh tìm kiếm, bạn sẽ thấy được những từ khóa liên quan có lượng search cao nhất.
Ahref
Ahref cũng giúp bạn xem từ khóa của website đối thủ, cả thứ hạng của từ khóa đó và các thông tin khác. Bạn sẽ yêu thích khi làm việc với Keyword Exploder, vì nó giúp tìm kiếm từ khóa mới với đầy đủ gợi ý, volumn tìm kiếm, độ khó, keyword cha… (keyword có chủ đề rộng hơn và bao hàm keyword bạn đang kiếm).
Gợi ý của Google và Youtube
Khi bạn nhập từ khóa vào thanh công cụ tìm kiếm Google, chỉ cần vài chữ đầu thì nó đã xổ ra danh sách các từ khóa được tìm kiếm nhiều.
Bạn chỉ cần nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm của Google hoặc Youtube để xem các kết quả gợi ý ngay lập tức. Hơn nữa khi đã ra trang kết quả, bạn có thể kéo xuống dưới cùng để nhìn thấy các tìm kiếm liên quan, cũng chính là từ khóa được nhiều người tìm kiếm.
Thông thường, keyword dễ là keyword có độ dài từ 4-7 chữ, khi tìm kiếm thì các bài viết top đầu không chứa full keyword trong tiêu đề và đường link…
Để tiêu đề dễ lên TOP và tăng tỷ lệ click vào, bạn cần ghi nhớ các điều sau đây:
Ngoài ra, tiêu đề thu hút hay không còn phụ thuộc vào kỹ năng viết của bạn. Bạn có thể xem các mẹo đặt tiêu đề hiệu quả tại đây nhé!
Bạn đang tham khảo bài viết tại chuyên mục: SEO MARKETING. Click vào đây nếu muốn xem thêm nhiều bài viết tương tự nhé.
Heading (Tiêu đề) có thể hiểu là tên của các đoạn nhỏ trong bài viết của bạn, thứ sẽ trả lời các câu hỏi mà khách hàng đặt ra khi tra cứu từ khóa đó. Chẳng hạn bạn chọn từ khóa là “nước khoáng Vĩnh Hảo”, các heading trong bài phải trả lời các câu hỏi như Nước khoáng Vĩnh Hảo có công dụng gì, Nước khoáng Vĩnh Hảo của công ty nào, giá bao nhiêu…
Ở vị trí nhập keyword, bạn sẽ thấy gần đó có nơi để nhập URL và meta discription (thẻ mô tả). Còn tag (thẻ) nằm ở tay phải màn hình khi viết bài mới trong WordPress.
Viết bài chuẩn SEO thì cần đáp ứng các yếu tố SEO như trên, nhưng không phải Google đọc mà khách hàng của bạn mới là người đọc chính của bạn. Vì vậy, nội dung của bạn phải đảm bảo có giá trị, độc đáo (không copy của các trang khác vì các công cụ cũng check được điều này và đánh giá thấp bạn), thu hút khán giả càng tốt.
Độ dài bài viết tốt là khoảng 1500 từ trở lên, nhưng với một số nội dung thì không cần như vậy, ít hơn là đã đủ nhu cầu của người đọc, thì bạn cứ linh hoạt thôi.
Bạn cũng cần biết là không phải điểm SEO càng cao thì càng tốt, bạn cần cân bằng điểm SEO và trải nghiệm người dùng khi đọc bài. Giữ được chân người dùng thì website mới tăng lượt truy cập tự nhiên lên cao.
Dưới đây là các lưu ý về hình ảnh và mật độ từ khóa khi viết bài chuẩn SEO.
Ngoài những nơi cần phải có từ khóa đã được nói ở trên, nội dung bài cũng phải có hơn 1% từ khóa. Ví dụ một bài 1500 từ thì từ khóa cần xuất hiện khoảng 15 lần. Đặc biệt từ khóa phải có ở đoạn đầu tiên của bài viết (câu đầu tiên càng tốt) và đoạn cuối cùng của bài viết (nên là câu cuối hoặc gần cuối).
Nhắc lại là từ khóa cần có ở tiêu đề, H2, H3, URL, thẻ mô tả, thẻ.
Sau khi viết xong, bạn cần thực hiện kiểm tra bài viết chuẩn SEO để đảm bảo các yếu tố giúp bài lên top và đạt hiệu quả mong muốn.
Internal link là liên kết dẫn đến bài viết khác nằm trong website của bạn, còn external link dẫn đến một website khác (Nên dẫn về website trong hệ thống của bạn, vì bạn sẽ không muốn dẫn link miễn phí cho người khác đúng không?) Một bài viết chuẩn SEO cần phải đi link như một yếu tố cần thiết để lên top hiệu quả.
Bài viết này đã chia sẻ hầu như đầy đủ những điều cần lưu ý khi viết bài chuẩn SEO. Tuy nhiên bạn chỉ hiểu rõ khi bạn bắt tay vào thực hành.
Để hiểu sâu hơn về bản chất nhằm ghi nhớ lâu hơn và được cung cấp tài khoản để thực hành viết trong WordPress của website, Nghecontent giới thiệu đến bạn khóa học viết bài chuẩn SEO của ATP Academy – khóa học có rất nhiều feedback tốt từ học viên cả nước.
Xem chi tiết khóa học viết bài chuẩn SEO cho website tại đây.
Ngoài công chuyện viết website, bạn có thể học thêm về công việc của một người làm SEO, chứa nhiều đầu việc hơn, gồm tất tần tật các cách để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website của bạn.
Chi tiết khóa học SEO thực chiến tại đây nhé!
Và nếu bạn vẫn chưa biết nên tìm đến nơi nào có thể cung cấp SEO thông minh tốt nhất, hãy bắt đầu theo dõi Nghề content để biết thêm nhé.
ContentsĐôi điều về SEO websiteCách tìm từ khóa (keyword)Xác định từ khóa chínhTìm từ khóa phụ / từ khóa liên quanCách dùng các công cụ để gợi ý và kiểm
ContentsĐôi điều về SEO websiteCách tìm từ khóa (keyword)Xác định từ khóa chínhTìm từ khóa phụ / từ khóa liên quanCách dùng các công cụ để gợi ý và kiểm
ContentsĐôi điều về SEO websiteCách tìm từ khóa (keyword)Xác định từ khóa chínhTìm từ khóa phụ / từ khóa liên quanCách dùng các công cụ để gợi ý và kiểm
ContentsĐôi điều về SEO websiteCách tìm từ khóa (keyword)Xác định từ khóa chínhTìm từ khóa phụ / từ khóa liên quanCách dùng các công cụ để gợi ý và kiểm
Website chuyên trang kiến thức về công việc nghề Content, xoay quanh các chủ đề tài liệu, kiến thức, cách làm, nghề nghiệp dành cho người làm Content.
Nghề content là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency
Liên hệ Booking, mua Guest Post Backlink, Đặt Banner
Gmail: NghecontentVietnam@gmail.com
Zalo: 0965 912 609
Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc
GHI DANH HỌC VIÊN