Influencer là gì? Chiến dịch Influence marketing là gì? Là những câu hỏi được nhiều bạn trẻ thắc mắc trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, trong bài viết bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn mọi thắc mắc đó.
Một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực Marketing, giúp xây dựng lòng tin và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng đó là Influencer và chiến dịch Influencer Marketing. Có đến 78% người dùng online bị ảnh hưởng từ lời khuyên của những người họ tin tưởng (Theo dữ liệu thu thập từ công cụ lắng nghe SocialHeat).
Nguồn tham khảo phổ biến nhất và có đủ uy tín để cộng đồng tin tưởng theo dõi, lắng nghe đặc biệt là Social Influencer . Vậy Influencer là gì, Influence marketing là gì, các tiêu chí để có thể đánh giá và phân tích Influencer, quy tắc để lựa chọn Influencer hiệu quả trong các chiến dịch Marketing là gì? Các bạn hãy cũng theo dõi nhé!
Influencer là gì?
Influencer là những người có các yếu tố cá nhân như sự uy tín, kiến thức, quyền lực và các mối quan hệ nên có thể tạo sự tác động và ảnh hưởng đến lựa chọn, việc làm và quyết định mua hàng của người khác.
Hơn thế nữa, influencer còn có thể là những người có được sự nổi tiếng và được nhiều người quan tâm theo dõi trong một lĩnh vực nào đó. Influencer càng có sức ảnh hưởng lớn càng tạo được sức hút đối với các thương hiệu lớn.
Phân loại Influencer
Bênh cạnh việc hiểu biết chặt chẽ về thuật ngữ Influencer thì bạn cũng phải tìm hiểu về phân loại Influencer nữa.
Người của công chúng (Vips/Celebrities): Người của công chúng là những người có sức ảnh hưởng lớn và nhờ độ nổi tiếng mà có thể quảng bá sản phẩm giúp các doanh nghiệp nâng cao doanh thu một cách nhanh chóng.
Chuyên gia (Professional): Influencer có thể là những chuyên gia thuộc một lĩnh vực bất kỳ với vốn kiến thức rộng, trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm hay vị trí của họ trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
Nhà đánh giá (Citizen): thường là những người bình thường có lượt theo dõi bằng hoặc hơn 5000 nhưng những bài viết họ đăng luôn nhận về lượng tương tác cao và hưởng ứng đông đảo từ người xem.
Influencer Marketing là gì?
Có thể nói Influence Marketing là một chiến lược marketing, là một cách thức tiếp thị Marketing nhờ vào sức sự nổi tiếng trong cộng đồng và độ uy tín của Influencer qua đó truyền tải thông điệp và quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó đến với tập khách hàng mục tiêu.
Influence Marketing là gì?
Sau chiến dịch này, những khách hàng của doanh nghiệp sẽ đến từ người hâm mộ của Influencer và Influencer cũng sẽ nhận được khoản hoa hồng tương xứng.
Lợi ích của chiến lược Influencer Marketing
Hầu như các doanh nghiệp đều hiểu được những lợi ích mà Influence Marketing mang lại, nên họ ứng dụng nó trong hoạt động kinh doanh của mình. Những lợi ích mà nó mang lại là:
Tạo sự tin cậy cho khách hàng từ influencer marketing
Khi Influencer nhận xét, đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp luôn khiến cho khách hàng tin tưởng và quan tâm, từ đó khách hàng sẽ được tạo sự tin tưởng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Tăng độ nhận diện thương hiệu bằng influencer marketing
Influence Marketing có thể giúp tăng sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời giúp mang người tiêu dùng đến gần hơn với thương hiệu và có thể nhận diện được tốt hơn trong môi trường nhiều sự cạnh tranh.
Influence Marketing giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu
Thu hút khách hàng tiềm năng bằng influencer marketing
Lượng người theo dõi, hâm mộ và tin tưởng cao chính là lợi thế của Influencer. Vì khi xem Influencer nhận xét về sản phẩm nhóm người sẽ được tác động một cách tích cực và trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Chiến dịch influencer maretking cải thiện chỉ số ROI
Khi áp dụng Influence Marketing các doanh nghiệp thường nhận được những hiệu quả bất ngờ về một khoản lợi nhuận lớn cùng với một lượng khách hàng lớn từ các kênh trực tuyến.
4 tiêu chí đánh giá chiến lược Influencer Marketing hiệu quả
Nghề Content sẽ giới thiệu thêm đến bạn 4 tiêu chí để đánh giá hiệu quả của chiến lược Influence Marketing sau đây.
Độ phủ (Reach)
Tổng số lượng người theo dõi trên các nền tảng xã của Influencer sẽ được tính là Độ phủ. Từ đó, Influencer nào càng có lượng người theo dõi lớn doanh nghiệp sẽ lựa chọn để tiếp cận đến nhiều người.
Sự liên quan (Relevance)
Relevance – sự liên quan mô tả các yếu tố như thương hiệu cá nhân, nội dung bài viết đối tượng nghe,.. được thể hiện qua mức độ liên kết, sự tương đồng giữa hình ảnh của thương hiệu và định vị của Influencer.
4 tiêu chí đánh giá c
Chỉ số cảm xúc (Sentiment)
Là một nhân tố vô cùng quan trọng, vì sẽ ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc mang lại cho cộng đồng người nghe, đó là cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực của người tiêu dùng đối với thương hiệu
Khả năng thay đổi cảm xúc người dùng (Resonance)
Trên các bài viết của Influencer thì mức độ tương tác của người dùng là hoàn toàn khác nhau. Resonance sẽ có thể xác đinh mức độ tương tác của người dùng là gì và có thể khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp lên trang cá nhân của mình.
Cách xây dựng chiến lược Influencer Marketing
Bạn cần biết một số lưu ý để có thể xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả như sau.
Chọn đúng người
Việc lựa chọn được một Influencer có sự phù hợp cao đối với các sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng để có thể xây dựng được chiến dịch Influence Marketing thành công.
Không chi phối Influencer
Không nên chi phối và kiểm soát các influencer quá chặt chẽ trong các hành động của họ, điều này sẽ làm cho việc truyển tải thông điệp mất đi sự tự nhiên và giảm niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Chi phí tương xứng
Doanh nghiệp và Influencer nên có thảo luận thật kỹ càng về mức thù lao và tương xứng với công sức mà Influencer phải bỏ ra.
Tiến hành đo lường hiệu quả chiến dịch
Để biết được mức độ thành công của chiến dịch, các doanh nghiệp cần dùng các công cụ như Affiliate links, Google Analytics, mã khuyến mãi,… để tiến hành đo lường hiệu quả chiến dịch.
Phân biệt KOL và Influencer trong influencer marketing
Một số người dùng vẫn thường nhầm lẫn giữa KOL và Influencer bởi họ đều có vai trò chung là quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có sự khác biệt cụ thể như:
Phân biệt KOL và Influencer
KOLs: Là những người với lượng theo dõi khoảng từ 100.000 đến 1M, thường hoạt động trên các phương tiện truyền thông và bị giới hạn độ phủ trong một khu vực nhất định. Các KOLs sẽ dành nhiều thời gian vào lĩnh vực chuyên môn của mình.
Influencer: Là người thường xuyên có mặt trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram,.. với độ phủ toàn cầu với lượng người theo dõi lớn. Các Influencer thường dành thời gian để đầu tư vào hình ảnh hoặc video để truyền tải thông điệp đến các fans của mình.
Bạn đang tham khảo bài viết tại chuyên mục: KIẾN THỨC MARKETING. Click vào đây nếu muốn xem thêm nhiều bài viết tương tự nhé.
Tổng kết
Influencer Marketing quả là chiến lược marketing hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh số.
Hi vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu thuật ngữ “Influencer Marketing là gì” cũng như những kiến thức hữu ích có liên quan để bạn ứng dụng nó hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của mình.
Và nếu bạn vẫn chưa biết nên tìm đến nơi nào có thểthêm thông tin về content,SEO, kiến thức kinh doanh… đầy đủ và nhất, hãy bắt đầu theo dõi Nghề content để biết thêm nhé.
ContentsInfluencer là gì?Phân loại InfluencerInfluencer Marketing là gì?Lợi ích của chiến lược Influencer MarketingTạo sự tin cậy cho khách hàng từ influencer marketingTăng độ nhận diện thương hiệu bằng influencer
ContentsInfluencer là gì?Phân loại InfluencerInfluencer Marketing là gì?Lợi ích của chiến lược Influencer MarketingTạo sự tin cậy cho khách hàng từ influencer marketingTăng độ nhận diện thương hiệu bằng influencer
ContentsInfluencer là gì?Phân loại InfluencerInfluencer Marketing là gì?Lợi ích của chiến lược Influencer MarketingTạo sự tin cậy cho khách hàng từ influencer marketingTăng độ nhận diện thương hiệu bằng influencer
ContentsInfluencer là gì?Phân loại InfluencerInfluencer Marketing là gì?Lợi ích của chiến lược Influencer MarketingTạo sự tin cậy cho khách hàng từ influencer marketingTăng độ nhận diện thương hiệu bằng influencer