Content Audit là gì? Hướng dẫn 5 cách audit content chuẩn 2022

content audit là gì
Chia sẻ:

Content audit là gì? Làm cách nào để bạn có thể cải thiện bài viết khi thực hiện audit content cho các chiến dịch marketing chuẩn chỉnh? 

Khi viết content ắt hẳn bạn sẽ gặp những bài hay, tốt thu hút nhiều lượt đọc, nhưng cũng có những xấu, gây ảnh hưởng không hề nhỏ cho website của bạn. Vậy chúng ta phải làm gì với những bài viết chưa tốt và kiểm tra các bài viết chất lượng như thế nào để tăng cường sức khỏe cho web? Đó chính là sơ lược về công việc của người làm content audit.

Trong trường hợp, công ty bạn đang thiếu quy trình này thì không bao giờ muộn để cân nhắc đầu tư vào việc kiểm tra nội dung. Vì chúng là nguồn cảm hứng lập kế hoạch tuyệt vời và gợi ý cho lộ trình cho việc tạo nội dung trong tương lai, đồng thời content audit góp phần tổ chức và phân tích thông tin để bạn tham khảo lại các bài đăng có hiệu suất cao nếu cần.

Content audit là gì?

Content audit (hay một cách thuần Việt kiểm toán nội dung) là một quy trình hệ thống hóa  và cụ thể hóa việc phân tích và liên kết tất cả nội dung trên web của bạn.

Mục đích cuối cùng của content audit là giúp bạn nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu cho việc phát triển, sáng tạo nội dung nói riêng và chiến lược nội dung nói chung, đồng thời content audit sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu content marketing hiệu quả nhất.

Xem thêm: Render là gì? Các thuật ngữ cơ bản về render 2022

content audit là gì

Mọi công ty, doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, một khi đã ứng dụng content marketing trong quá trình quảng bá sản phẩm cần thực hiện content audit một cách nghiêm túc bởi vì nó mang lại lợi ích không hề nhỏ và đóng góp một vai trò vô cùng cần thiết cho mục đích truyền thông, cũng như là duy trì sự tín nhiệm từ khách hàng và nâng cao độ nhận diện thương hiệu.

Ngoài ra, việc thực hiện kiểm tra nội dung là cơ hội để bạn cập nhật nội dung trên trang web của mình để cải thiện mức độ nhận diện trang web cho người đọc. Ví dụ: bạn có thể không biết các liên kết các trang sản phẩm của mình bị hỏng, nhưng việc audit content sẽ cung cấp cho bạn lời nhắc để cập nhật các liên kết đó.

Vai trò của content audit là gì trong content marketing?

Làm content audit là để người làm SEO và người viết content cùng nhau cải thiện các vấn đề còn chưa được gỡ rối trong chiến lược nội dung của hệ thống.

  • Nâng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm 

Không ai muốn nội dung mình dành nhiều thời gian quý báu sáng tạo nên mà lại không có người tìm đến đọc, đúng không nào? Khi web không được đánh giá cao bởi bot Google thì không chỉ là vấn đề của SEO mà còn nằm trong phần nội dung được viết nên, có thể là nó không đủ chuẩn đạt SEO thân thiện hoặc là bản thân nội dung không có sự tương quan với web.

Vậy nên, khi làm content audit sẽ giúp bạn tối ưu hóa các chi tiết nhỏ nhặt của web và tạo nên một sự khác biệt lớn trong thứ hạng.

  • Làm mới nội dung cũ 

HubSpot khuyến khích người làm tiếp thị nên repurpose nội dung thường xuyên, hiểu đúng nghĩa là làm mới và cải tiến nội dung, nhiều người hay nhầm lẫn nó với thay đổi toàn bộ content.

Thực chất, không phải vậy, ở đây bạn tìm lại nội dung cũ mà bạn muốn on top hoặc là bản thân bài viết đó đã on top rồi và bạn muốn đắp thêm “xi măng” cho vững chãi hơn nữa để không có một web nào có thể “cướp vị trí thủ lĩnh” của web bạn.

Ở đây, bạn đi tìm conten làm mới bằng việc cập nhật kiến thức xung quanh chủ điểm đó hoặc có những yếu tố công nghệ nào tác động đến làm chủ điểm đó thêm phần thú vị, thì bạn nên viết thêm hoặc chỉnh sửa đôi chút nội dung cho bài viết đó.

content audit là gì

  • Xóa đi content không liên quan hoặc  lặp 

Thời điểm viết bài 5 tháng trước đây nó rất khác xa với việc 5 tháng tiếp theo, bạn sẽ không chắc chắn được rằng các bài viết trên web 100% liên quan đến chủ đề chính của web hay không.

Và đôi khi bạn giao nhiệm vụ cho nhiều người viết, không tránh khả năng nhiều người cùng viết về một sự việc theo nhiều cách khác nhau, không có sự liên kết dẫn đến việc người đọc sẽ cảm thấy khó hiểu và đánh giá trang “rác” nếu họ thấy những bài viết này trong cùng một thời điểm.

5 loại nội dung phải kiểm duyệt khi audit content

Content kém chất lượng

Content không có chất lượng là loại nội dung khiến người đọc thoát ra ngay lập tức hoặc không có thứ hạng từ khóa cao. Bên cạnh đó, các bài viết có nhiều keyword bị lặp lại nghĩa là cùng một keyword hay keyword liên quan với nhau mà có rất nhiều bài, không có một bài nó chuẩn chỉnh và chính xác rõ ràng.

Content “treo đầu dê bán thịt chó”, headline một đằng, nội dung một kiểu cũng khiến độc giả khó chịu và cho web của bạn nằm trong “danh sách đen” không do dự.

Thêm ý nữa là, bot Google cũng không đánh giá cao bài viết không đi backlink với web nội bộ và với các web ngoài khác, vì thế khi audit content bạn cũng phải để ý đến hiệu năng đi link trong bài viết đó và toàn thể website luôn nhé.

Content có sự trùng lặp bên trong và bên ngoài

Các phần trong bài viết như là tiêu đề chính, tiêu đề 1 hay meta description đôi khi bị lặp lại ở một số bài viết có từ khóa chính tương tự nhau, do đó trong quá trình lên chiến lược tìm kiếm từ khóa bạn nên cụ thể hóa nội dung sẽ viết cho mỗi keyword.

Những yếu tố bên ngoài là url, hay đó là content của web khác hoặc xem ai có copy paste >70% nội dung bài viết của bạn hay không? Với vấn đề này, thì bạn cần sự trợ giúp của các công cụ cho công việc content audit (mình có đề cập ở phần kế tiếp).

Vấn đề thin content 

Ngoài những Kỹ năng content bắt buộc phải chính xác với nhau như web bán hàng điện tử (thông số giống nhau giữa các web là điều dễ hiểu), web mỹ phẩm (giống thương hiệu, tên gọi, thành phần,…) thì các web hướng về việc cung cấp thông tin, kiến thức về một chủ đề nhất định, thin content là điều làm tổn hại đến sức khỏe SEO cho web cực kỳ nhiều.

Thin content là khi web của bạn có content “sáo rỗng'”, không hữu dụng cho độc giả, spam từ khóa quá nhiều hay ngập tràn quảng cáo,…content audit là gì

 

Làm content không có traffic hoặc traffic thấp

Vấn đề này cũng có thể là một phần của content kém chất lượng, những content mà không nhận được nhiều traffic đôi khi sẽ có những yếu tố tác động khác như web không thân thiện với người dùng, kỹ thuật SEO còn chưa chỉnh chu,… và nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài khác nữa.

Do vậy, content audit sẽ giúp bạn đi từ A đế Z hệ thống chiến lược nội dung của web so với bản kế hoạch để xem liệu rằng có yếu tố kỹ thuật nào tác động vào không.

Content có traffic ổn định và cao

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đang thắc mắc khó hiểu nhỉ, nó cũng giống như việc bạn mua một chiếc áo khoác tuyệt đẹp, chất lừ nhưng để lâu ngày trong tủ áo quần thì bạn có đảm bảo được chiếc áo ấy không bị phai màu chứ? Nếu chưa mặc, thì bạn phải liên tục kiểm tra tủ đồ của bạn cũng như nên sắp xếp chiếc áo ở đâu để nó không bị ảnh hưởng đến các loại quần áo khác đúng không?

Content nhận được lượng traffic cao, ổn định trên web của bạn cũng vậy, nó hoàn thiện, chất lượng cao thì bạn phải kiểm tra định kỳ để đảm bảo những yếu tố giúp nó on top vẫn không bị tác động bởi các nguyên nhân khác.

5 bước thực hiện audit content chuẩn 2022

Bước 1: Xác định lại mục tiêu và phương pháp thực hiện

Đầu tiên, bạn hãy nghĩ đến bhững gì mà chiến lược nội dung sẽ hướng đến, hệ thống content có đang đi đúng hướng hay không? nội dung có tương thích với mục đích của doanh nghiệp hay không? Một khi bạn đã có mục tiêu trong đầu, bạn sẽ có ý tưởng tốt hơn về cách phân loại content khi thực hiện content audit sau này.

Làm content audit không hề nhanh như bạn nghĩ, do đó bạn cần có sự rõ ràng về mục đích và mục tiêu khi bắt đầu để đảm bảo đạt được kết quả như mong muốn.

Đầu tiên, bạn nên đồng bộ hóa với mục tiêu của doanh nghiệp. Bạn sẽ nhận được những tín hiệu tích cực nào từ việc content aduit? Kết quả bạn mong có được là gì? Sau đây là một vài mục tiêu ví dụ bạn có thể tham khảo cho content audit web của mình:

  • Cải thiện  SEO 
  • Tăng lượt tiếp cận
  • Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

Bước 2: Kiểm tra nội dung trong “bản nháp”

Trước khi tạo ra mục dự trữ URL và ma trận hệ thống content, bạn phải xác định loại nội dung nào bạn cần review. Bạn có thể audit nội dung nội bộ như blog, tin tức, tài liệu tải về, mô tả sản phẩm, landing page,… hay những dạng content khác như video, PDF,…

  • Thu thập URL 

Bạn sẽ bắt đầu với thư mục lưu giữ bằng việc thu thập tất cả URL trên web bạn muốn phân tích. Cách hiệu quả nhất để làm việc này là sử dụng công cụ chuyên dùng như mình đã gợi ý ở phần trên.

Đặc biệt, khi bắt lập web và bạn hoàn thiện một sitemap chuẩn cho web thì bây giờ khi bạn audit contentt, nó phát huy công dụng tối đa bằng việc giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và hiểu cấu trúc xây dựng web để tìm tất cả các trang mà bạn cảm thấy là quan trọng.

  • Phân loại nội dung 

Sau khi tập hợp toàn bộ URL, tiếp đến bạn sẽ sử dụng phần mềm phân loại như Excel để lọc theo từng chủ đề tổng như sau (đây chỉ bảng gợi ý, nó sẽ tùy thuộc vào web của bạn như thế nào nữa nha):

+ Hành trình mua hàng của người dùng: nhận thức, cân nhắc và quyết định

+ Loại content: blog, product, landing page

+ Hình thức nội dung: 100% chữ, hình ảnh/ video,…

+ Số lượng từ

+ Ngày đăng và ngày kiểm tra gần đây nhất

+ Chủ đề phụ (topic cluster)

+ Tác giả

Cuối cùng, tạo ra một bảng thống kế các số liệu để xem xét data cho từng web.

Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu

Công đoạn tiếp theo bạn phải làm là một quy trình tốn kha khá thời gian và phức tạp. Bạn sẽ đưa dữ liệu trên vào nhiêu công cụ khác nhau hoặc làm thủ công để phân tích và xuất tách số liệu.

Bạn sẽ dùng một vài công cụ cơ bản để nghiên cứu và phân tích điều kiện, chẳng hạn như là:

  • Google analytic: giúp bạn hiểu được hiệu năng content như traffic, engagement và tỷ lệ chuyển đổi. Bạn có thể ước lượng sự hiệu quả từ nội dung của mình trong việc đạt được mục tiêu marketing và của doanh nghiệp.
  • Content WRX Audit: bạn có thể lấy thông tin về dạng file, siêu dữ liệu và chi tiết các trang như hình ảnh, video, của mỗi trang.

Ngoài ra, còn có những công cụ “đắc lực” khi bạn làm content audit như Semrush Position Tracking, Content Square hay Semrush Site Audit.

Liên kết dữ liệu với hệ thống nội dung sẵn có 

Sau khi chọn lọc dữ liệu, bạn sẽ liên kết từng data với content hiện có dựa trên mục tiêu (ở bước 1) và thực hiện các hành động như sau:

  • Giữ lại 

Nếu content hiện thời vẫn còn hiệu quả và đem lại kết quả cho doanh nghiệp, có lẽ bạn sẽ không cần cập nhật gì nhiều như vẫn phải liên tục kiểm tra để bảo đảm content đó chưa có gì “bất ổn”.

  • Cập nhật 

Một điểm cộng của content audit là giúp bạn kiếm tìm ra các trang có hoạt động tốt hay không, những thông tin nào quá cũ không phù hợp ở hiện tạo cần được thay thế với kiến thức mới,…

  • Xóa bỏ 

Khi bạn nhận ra các dấu hiệu không thể làm gì được nữa với bài viết đó vì không có cách nào để cải thiện hoặc quá khó, tốn nhiều thời gian và tiền bạc để cập nhật, đừng chần chờ mà hãy xóa bỏ bài viết đó đi.

Thông thường, dạng content kiểu này thuộc về nội dung các chiến dịch đã từng làm trước đó nên nó cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến mạng lưới nội dung cho web.

Bước 4: Lên kế hoạch thực hiện

Sau khi kết nối dữ liệu với content của bạn, bạn cần lập ra một kế hoạch hành động để cải thiện, bản kế hoạch sẽ dựa trên mục tiêu và kết luận bạn rút ra được từ việc phân tích trên.

  • Ưu tiên hành động 

Trước khi ra kế hoạch cho mỗi URL, bạn cần xem lại các mục tiêu ban đầu (ở bước 1), mỗi kế hoạch thực thi cần thống nhất với mục tiêu doanh nghiệp.

Tiếp đến, bạn phải ưu tiên nên làm cái nào trước tiên dựa trên tính khả thi và đồng bộ với mục tiêu doanh nghiệp. Bạn có thể làm một bảng Excel để đo lường mức độ ưu tiên cho mỗi việc cần làm trong content aduit.

  • Lập bước đi tiếp theo cho mỗi URL 

Một khi bạn đã có danh sách việc cần làm đầu tiên, bạn sẽ lên kế hoạch thực hiện cho mỗi URL. Dưới đây là một vài việc bạn có thể cho quá trình content audit web cho một trang cụ thể:

+ Sử dụng nội dung cũ: kết hợp và sáng tạo hình thức thế hiện nội dung như video, inforgraphic, ebook,..

+ Viết lại content: viết lại nội dung với nhiều ví dụ cập nhật ở thời điểm hiện tại, các mẹo nhỏ hay cách thực hiện đa dạng hơn.

+ Mở rộng nội dung: tăng cường việc chia sẻ nội dung bằng việc truyền thông đa kênh.

+ Cấu trúc lại content: xem lại tiêu đề chính, tiêu đề phụ,… khi bạn thấy cần có sự tinh chỉnh trong từng con chữ

+ Cập nhật CTA: cập nhật lời mời gọi hành động cho phù hợp với thị hiếu người dùng ở thời điện hiện nay và bắt trend (nếu có) để tạo sự kích thích trong đó

+ Thêm hình ảnh, video: thời gian con người tập trung đang ngày ít lại vì thế thu hút người đọc với những nội dung mang vẻ đẹp, tính thẩm mỹ cao sẽ là điểm cộng cho web của bạn

+ Tối ưu hóa link nội bộ: kiểm tra và xây dựng hệ thống backlink chặt chẽ giữa các loại content có sự tương thích với nhau.

Bước 5: Điều chỉnh chiến lược content marketing

Khi thực hiện content audit cho web, chiến lược marketing dài hạn luôn là trọng tâm trong câu chuyện ấy. Nếu bạn đo lường được sự thành công và không hiệu quả trong việc làm của mình, bạn có thể tùy chỉnh chiến lược nội dung theo nhiều hướng khác nhau để thu hút đến tệp người dùng mục tiêu theo nhiều cách đa dạng và thú vị hơn, tùy chỉnh ngân sách cho lượng search organic và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Review kế hoạch content marketing là thứ bạn và team cần làm ít nhất 1 lần/ năm để bảo đảm rằng các chiến lược và hoạt động vẫn đi đúng hướng với mục tiêu công ty. Một khi lĩnh vực bạn đang làm luôn có sự thay đổi, bạn cũng cần có kế hoạch đổi thay để theo kịp với xu hướng thời đại và làm hài lòng khách hàng.

Bởi vì đối với mọi ngành nghề, những thứ hiệu quả trong ngày hôm nay chưa chắc mang lại hiệu quả tốt vào ngày mai, vì lẽ đó mà tâm thế đổi mới cần có trong ý thức của người làm tiếp thị.

Tạo template cập nhật 2022 khi audit content

Bạn có thể tham khảo mẫu template được HubSpot đề xuất và hướng dẫn bạn kiểm tra SEO trên trang web, loại này được áp dụng cho nhiều loại trang, như trang chủ, trang đích, bài đăng trên blog hoặc thậm chí là trang biểu mẫu.

Dưới mỗi phần (tương ứng với những yếu tố cần thiết cho content audit), mẫu sẽ cung cấp cho bạn biết lý do tại sao nó lại quan trọng đối với việc SEO.

content audit là gì

 

Trong cột đầu tiên, bạn sẽ ghi loại trang bạn cần kiểm tra. Sau đó, bạn sẽ điền URL và lưu ý bất kỳ thẻ mà trang web của bạn có thể có. Hãy nhớ rằng, bạn có thể tìm thấy các thẻ chuẩn trong mã nguồn của trang.

Tiếp theo, bạn sẽ điền những chi tiết khác về bản sao của trang, ví dụ là tiêu đề trang. Phần này đảm bảo bạn sẽ có từ khóa trong tiêu đề trang của mình, giúp tăng xếp hạng SERP. Tương tự, trong phần tiếp theo, bạn sẽ xác định mục tiêu của mỗi trang và các từ khóa trọng tâm của trang đó.

Checklist khi thực hiện content audit

Bài viết cũng sắp đến đoạn kết, khi bạn đọc đến đây ắt bạn đã nắm được cơ bản content audit là gì rồi nhỉ? Trước khi rời đi, mình sẽ tiếp tục gửi đến bạn một vài dòng tóm tắt nho nhỏ, súc tích để bạn kiểm tra chéo khi audit content.

  • Thiết lập rõ mục đích và mục tiêu khi content audit như cải thiện kết quả SEO, tỷ lệ chuyển đổi,…
  • Thu thập dữ liệu URL content của bạn từ hành trình mua hàng của khách hàng: loại nội dung, ai viết, nằm trong đề mục nào.
  • Xuất data về hiệu quả của content bằng công cụ phân tích
  • Ư tiên các hành động dựa trên nền tảng mục tiêu của doanh nghiệp để đề ra bước đi đầu tiên và vẽ ra kế hoạch hành động cho mỗi loại content
  • Tùy chỉnh chiến lược nội dung dựa trên kết quả audit ít nhất 1 lần/ năm

Trước khi kết thúc bài viết này, mình cũng muốn cung cấp cho bạn thêm vài thông tin về những công cụ bạn có thể sử dụng để phục vụ cho quy trình audit content của mình và nhóm nhé. Mặc dù đó không phải là một yêu cầu gì cho cam, nhưng việc lựa chọn một công cụ content audit phù hợp với mục đích của web có thể giúp bạn thực hiện quy trình dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.

Lợi ích đáng kể nhất của việc sử dụng công cụ kiểm tra nội dung là giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian. Thay vì phải đi thu thập các URL thủ công, công cụ có thể tự động tổng hợp nội dung bạn đang tìm kiếm và hiển thị các chỉ số để bạn xem.

  • Url Profiler
  • Website auditor
  • Ahref
  • Google analytics
  • Screaming frog
  • Copyscape
  • Proxy

Tổng kết

Không chỉ là nội dung, viết content mà dù làm bất cứ công việc gì trong bất kỳ ngách ngành nào thì việc kiểm tra, kiểm toán là vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo đầu ra của sản phẩm cuối cùng. Chính vì lẽ đó, một trong những công việc bạn cần lên kế hoạch rõ ràng khi trở thành một nhà làm tiếp thị cho các doanh nghiệp là phải bao gồm từng bước thực hiện audit content.

Mình hy vọng rằng với những thông tin và hướng dẫn cụ thể về content audit là gì, bạn có thể giúp hiệu suất công việc của nhóm mình tăng lên một cách nhanh chóng và đạt chuẩn yêu cầu của khách hàng nhé.

Đừng quên truy cập Nghề Content để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK:

Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc

NHẬN LÌ XÌ ĐẦU NĂM

GHI DANH HỌC VIÊN