1001 câu hỏi để nói chuyện với đối phương
ContentsXác định ý tưởng kinh doanh quần áoXác định mục tiêu khách hàng khi kinh doanh quần áoNghiên cứu thị trường kinh doanh quần áoChi phí, nguồn vốn cần thiết
Thời trang vốn được nhắc đến là một trong những ngành hàng chiếm thị phần khổng lồ nhất thế giới hiện nay. Vì nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao, xu hướng và mẫu mã sản phẩm thì không ngừng đổi mới theo từng phút. Đó cũng là lý do khiến càng nhiều người chọn lựa kinh doanh quần áo để bắt đầu ‘hành trình’ khởi nghiệp của mình. Đây là một ý tưởng tốt, nhưng chưa đủ để bạn có thể phát triển nó thành công. Hãy đọc bài viết sau để nắm rõ hơn các bước và bí quyết khởi nghiệp với ngành hàng này nhé!
Phải chuẩn bị gì khi bắt đầu kinh doanh quần áo?
Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo chính là xác định, phác thảo lên bức tranh toàn cảnh cho cửa hàng. Ở giai đoạn này, hãy chắc rằng ý tưởng của bạn đáp ứng những tiêu chí sau:
Từ kinh nghiệm kinh doanh thời trang nói chung, và mặt hàng quần áo nói riêng của những người thành công đi trước, phong cách thời trang chính là yếu tố làm cho một cửa hàng trở nên thu hút và đặc biệt trong mắt người mua. Vì vậy, ngay từ bước xây dựng kế hoạch kinh doanh quần áo, hãy vẽ xem shop bạn mong muốn hướng đến đối tượng khách hàng nào. Bạn muốn tạo cho người mua phong cách, cảm xúc ra sao khi tiếp cận với sản phẩm của mình: mạnh mẽ, phá cách, năng động, quý phái, nữ tính, hiện đại, cổ điển, hay đài các, v.v.
Song song đó, khi lên ý tưởng kinh doanh quần áo, việc đặt tên cho shop cũng là thao tác vô cùng trọng yếu. Lời khuyên là hãy chọn những cái tên ngắn gọn, gây được ấn tượng nhưng vẫn dễ nhớ, đặc biệt không trùng lặp với nơi nào khác. Điều này giúp khách dễ nhìn thấy thương hiệu hơn. Khi gõ tìm kiếm tên shop trên thanh công cụ tìm kiếm, họ sẽ lập tức thấy cửa hàng của bạn xuất hiện tại mục đầu tiên, mà không phải nhầm lẫn với bất kỳ cái tên tương tự nào khác.
Sau khi xây dựng ý tưởng và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, khái quát như đã nêu ở phần trên. Bạn cần cụ thể hoá tệp người mua trước mắt mình muốn hướng tới: là những ai, tầng lớp, nghề nghiệp, thu nhập, v.v.
Hầu hết tấm lý của những nhà kinh doanh mới lập nghiệp, các bạn muốn đa dạng nguồn hàng hết mức có thể, để dễ dàng bán cho tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, suy nghĩ này là một định hướng vô cùng sai lầm nếu đưa vào thực tiễn ngay ngày đầu khởi nghiệp’. Theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của lớp người đi trước, đừng tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi bạn chắc chắn sẽ không có đủ thời gian, tâm sức cũng như số vốn để lo xuể cho nguồn hàng hóa quá đa dạng đối tượng, lứa tuổi, phong cách. Điều này cũng dẫn đến phải tìm kiếm, nhập hàng từ nhiều nơi khác nhau.
Do đó, bạn cần có định hướng người mua rõ ràng. Cửa hàng kinh doanh quần áo nam hay nữ, giới trẻ hay độ tuổi trung niên, bán cho học sinh, sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng mục tiêu thu nhập cao, trung bình hay thấp, v.v. Đây là bước cực kì thiết yếu, vì nó sẽ quyết định tất tần tật từ số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này và cả cách trang trí của hàng.
Ở bước này, bạn hãy tiến hành tham khảo thị trường thời trang hiện tại. Xem các cửa hàng cùng lĩnh vực đang bán thế nào, kiểu dáng, chất liệu có đảm bảo yêu cầu của khách hàng hay không, tình hình đơn hàng tăng ở mức cao hay thấp. Để từ đó đưa ra đánh giá và rút kinh nghiệm, bổ sung vào bản kế hoạch xây dựng cho shop kinh doanh quần áo của mình.
Trong đó phải nắm rõ chi tiết đối tượng khách hàng có nhu cầu về lĩnh vực thời trang cao, cũng như yếu tố mà thị trường đang cần. Nhờ vào bước định vị mục tiêu đối tượng này, chúng ta sẽ tổng hợp được nhiều thông tin như lứa tuổi, sức mua, mức giá trung bình họ bỏ ra cho mỗi mặt hàng, lối sống và số lượng của nhóm người mua tiềm năng. Nhưng lẽ đương nhiên, để ước tính được thị phần hàng hoá kinh doanh, bạn sẽ phải trải qua quá trình quan sát, điều tra, khảo sát và cả tính toán thật kỹ càng.
Bên cạnh đó hãy phân tích đối thủ để đưa ra chiến lược kinh doanh thật hợp lý. Bạn phải tạo cho cửa hàng của mình những giá trị riêng, đặc biệt, khiến khách hàng lựa chọn bạn, thay vì một nơi khác có bán sản phẩm gần như tương tự. Tra cứu thông tin chi tiết về các shop bán lẻ áo quần trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, xem họ đang thực hiện mô hình thời trang nào, đánh giá khách hàng ra sao, những ưu, khuyết điểm trong từng mặt. Dựa vào đó, bắt đầu phác thảo kế hoạch, học hỏi ưu điểm và khắc phục các khuyết điểm. Tính toán cách tốt nhất để đưa sản phẩm tiếp cận được đến nhóm người mua tiềm năng. Đồng thời kết hợp các kênh phân phối sản phẩm, cũng như trang bán hàng trực tuyến, nâng cao tỉ lệ ‘chốt đơn’ từ phía nhóm khách hàng đam mê mua sắm.
Việc nắm rõ các khoản chi cần thiết là bước chuẩn bị thiết yếu khi lập kế hoạch mở một cửa hàng kinh doanh quần áo. Bạn phải tính toán rõ ràng, xác định mục tiêu nguồn vốn cần dự trù. Và tối thiểu, hãy dành ra 50% số vốn mình có cho đợt nhập hàng đầu tiên. Tuy nhiên lưu ý vẫn nên tính đến khoản dự phòng để duy trì cửa hàng trong thời gian chưa thu hồi vốn, đồng thời đề phòng nguy cơ xảy ra trong trường hợp tệ nhất. Khi nghĩ đến thành công, bạn cũng phải tính trước rủi ro để có thể đưa ra cách ứng phó thích hợp, hạn chế tối đa thiệt hại.
Nếu mục tiêu của bạn là mở shop kinh doanh quần áo online: số vốn tối thiểu trong khoảng từ 30 – 60 triệu. Chủ yếu chi cho việc nhập hàng và chạy quảng cáo. Nếu bạn muốn mở cửa hàng ở khu tập trung buôn bán thời trang: chi phí cho một shop nhỏ đòi hỏi số vốn từ 60 – 90 triệu. Đây là mức đáp ứng khả năng chi trả các khoản bao gồm: nhập hàng, thuê cửa hàng, thiết kế không gian và thực hiện kế hoạch truyền thông.
Xem thêm: Inbound marketing là gì? Những kiến thức cần biết về inbound marketing
Một yếu tố quan trọng khác khiến nhiều nhà kinh doanh mới trong lĩnh vực này thắc mắc chính là địa điểm và cách thức nhập nguồn hàng ở đâu, như thế nào. Trên thực tế, bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Trước tiên, xác định xem nơi nhập hàng nào sẽ đáp ứng được tiêu chí nguồn hàng uy tín, chất lượng, hơn nữa giá cả hợp lý với phân khúc khách hàng hướng đến. Việc này gián tiếp quyết định mức lợi nhuận có thể mang lại khi bán hàng. Chính vì điều đó, buộc phải liệt kê trong bản kế hoạch kinh doanh quần áo của bạn là mục định vị nhà cung cấp chính – nơi bạn nhập mẫu mã hàng hoá.
Nếu bạn có chuyên môn trong lĩnh vực này, hoặc đơn giản là kỹ năng sáng tạo, tay nghề, kết hợp cùng yếu tố thẩm mỹ và gu thời trang tốt, hãy tận dụng lợi thế để tự thiết kế và làm ra những sản phẩm ‘độc quyền’, mới mẻ cho shop thời trang của mình.
Việc tự sản xuất hàng hóa không những đảm bảo nguồn hàng ổn định, tiết kiệm một phần chi phí, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh quần áo của bạn. Ở thời điểm hiện tại, nhiều bạn trẻ đề cao sự độc đáo và ‘duy nhất’, anti-trend, không chạy theo xu hướng mua sắm những sản phẩm HOT đại trà trên thị trường. Đối tượng khách hàng này không hề ít, nhu cầu sử dụng trang phục thiết kế của họ cũng cao, và chấp nhận bỏ ra mức giá mua sắm từ trung bình đến cao.
Bên cạnh đó, bạn có thể đến trực tiếp các nhà máy hoặc xưởng sản xuất quần áo ở Việt Nam để lựa chọn hàng. Công việc này mất khá nhiều thời gian của bạn nhưng là công việc cần thiết để bạn có thể lựa chọn những mẫu mã thiết kế mới nhất, tránh lấy phải những mẫu hàng tồn kho.
Ngoài những lựa chọn trên, nếu điều kiện thích hợp, bạn có thể trực tiếp sang Quảng Châu hoặc Quảng Đông lấy hàng, tầm 1-2 lần/tháng. Dù nguồn hàng này tốn nhiều công sức, thời gian, lại ngốn thêm khoản chi phí di chuyển, nhưng nó đảm bảo cho bạn chất lượng và các mẫu hàng hóa phong phú, đang HOT trên thị trường cả Âu lẫn Á. Bên cạnh đó cũng không thiếu sản phẩm độc lạ, ấn tượng, ‘không đụng hàng’.
Với những kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thay đổi, ‘update’ thường xuyên, bạn không chỉ có thể lấy nguồn hàng bán lẻ, mà còn tạo thêm cơ hội bỏ sỉ, chào bán lại cho các cửa hàng nhỏ, hoặc những bạn mới bắt tay vào kinh doanh quần áo online.
Chợ đầu mối là lựa chọn đơn giản nhất cho các bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh và muốn nhập hàng với chi phí thấp. Đây là nơi chuyên bán sỉ đồ thời trang với mức giá khá rẻ, có khả năng giải quyết được mọi thắc mắc của bạn về vấn đề thu thập nguồn hàng kinh doanh quần áo ở đâu.
Khi lên kế hoạch mở shop kinh doanh quần áo, bạn nên lựa chọn địa điểm, mặt bằng sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Mặt bằng: Đầu tiên hãy xác định bạn muốn xây dựng cửa hàng với quy mô lớn hay nhỏ? Diện tích bao nhiêu mét vuông? Hay đơn giản là một shop bán hàng online, chỉ yêu cầu vị trí để đồ và góc live stream sản phẩm? Tùy thuộc cách thức kinh doanh quần áo bạn lựa chọn, sẽ cần khoản đầu tư tương ứng. Chi phí dùng cho việc mở cửa hàng chính là số tiền cố định lớn nhất mà bạn phải đầu tư ban đầu. Vì vậy cần phải cân nhắc thật kĩ từng yếu tố một.
Thiết kế nội thất: Bao gồm chi phí trang bị các vật dụng thiết yếu cơ bản như kệ thời trang, móc treo, gương đứng, đèn (hãy đầu tư ánh đèn có độ chiếu sáng tốt, bắt mắt, chủ đạo đặt ở kệ trưng bày sản phẩm và khu vực gương thử đồ, tạo hiệu ứng càng long lanh, càng ‘hack’ nhan sắc càng tốt). Tiếp theo, không thể thiếu chính là bàn thu ngân, camera giám sát, các thiết bị kinh doanh như máy tính, phần mềm quản lý sản phẩm, hàng hoá xuất nhập, v.v.
Thiết kế không gian bên ngoài: Biển hiệu, có thêm khu vực để xe, cửa khoá chống trộm, kết hợp trang trí thêm một vài chậu cảnh để trông mát mắt và ấn tượng hơn.
Bạn đang tham khảo bài viết tại chuyên mục: KIẾN THỨC MARKETING. Click vào đây nếu muốn xem thêm nhiều bài viết tương tự nhé.
Ngay từ trước khi khai trương, bạn phải lên kế hoạch xây dựng các kênh bán hàng để tiến hành quáng bá, đưa tên thương hiệu đến gần với nhóm khách hàng tiềm năng. Thực hiện ý tưởng truyền thông marketing hợp lý, đưa ra ‘content’ hay ho, thú vị và tiến hành triển khai nhiều chương trình khuyến mãi ‘đúng thời, hợp mùa’ trong ít nhất 3 tháng đầu để có lượng khách hàng ổn định.
Về truyền thông marketing, phổ biến nhất hiện nay là đi bài quáng cáo trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, v.v. Gửi sản phẩm cho KOLs, hoặc tự học hỏi và đầu tư dựng clip review nền tảng Youtube, Tiktok nếu bạn không có đủ nguồn vốn. Song song đó, hãy kết hợp đầu tư cho website bán hàng, tạo độ uy tín để tiếp cận nguồn khách có nhu cầu mua sản phẩm thông qua Google.
Liên kết mở shop kinh doanh quần áo online trên các sàn thương mại điện tử ‘cực khủng’ như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo cũng là một sự lựa chọn không tệ đâu nhé. Dù mất một khoản phí dịch vụ cho mỗi sản phẩm, tuy nhiên bạn sẽ không phải nghĩ nhiều về vấn đề vận chuyển hàng hoá.
Trên đây là tổng hợp mọi bí quyết chúng tôi đã tham khảo và đúc kết được, từ kinh nghiệm của rất nhiều nhà kinh doanh quần áo thành công. Hy vọng cung cấp đến bạn một lượng thông tin, kiến thức hữu ích cho bước đầu khởi nghiệp suôn sẻ, thuận lợi. Chúc các doanh nhân tương lai gặt hái được kết quả tốt nhất!
Và nếu bạn vẫn chưa biết nên tìm đến nơi nào có thể thêm thông tin về content, SEO, kiến thức kinh doanh… đầy đủ và nhất, hãy bắt đầu theo dõi Nghề content để biết thêm nhé.
ContentsXác định ý tưởng kinh doanh quần áoXác định mục tiêu khách hàng khi kinh doanh quần áoNghiên cứu thị trường kinh doanh quần áoChi phí, nguồn vốn cần thiết
ContentsXác định ý tưởng kinh doanh quần áoXác định mục tiêu khách hàng khi kinh doanh quần áoNghiên cứu thị trường kinh doanh quần áoChi phí, nguồn vốn cần thiết
ContentsXác định ý tưởng kinh doanh quần áoXác định mục tiêu khách hàng khi kinh doanh quần áoNghiên cứu thị trường kinh doanh quần áoChi phí, nguồn vốn cần thiết
ContentsXác định ý tưởng kinh doanh quần áoXác định mục tiêu khách hàng khi kinh doanh quần áoNghiên cứu thị trường kinh doanh quần áoChi phí, nguồn vốn cần thiết
Website chuyên trang kiến thức về công việc nghề Content, xoay quanh các chủ đề tài liệu, kiến thức, cách làm, nghề nghiệp dành cho người làm Content.
Nghề content là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency
Liên hệ Booking, mua Guest Post Backlink, Đặt Banner
Gmail: NghecontentVietnam@gmail.com
Zalo: 0965 912 609
Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc
GHI DANH HỌC VIÊN