1001 câu hỏi để nói chuyện với đối phương
ContentsNghiên cứu từ khóa là gì? Tại sao nghiên cứu từ khóa rất quan trọng?Ý nghĩa của việc nghiên cứu từ khóaTOP 10 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhấtCác
Nghiên cứu từ khóa được coi là nền tảng cho kênh truyền thông thành công, đặc biệt là website khi việc nằm trong top 10 kết quả tìm kiếm cho từ khóa mục tiêu sẽ giúp website có lượng lớn lượt truy cập và mua hàng. Trong bài viết này, Nghề Content sẽ chia sẻ top 10 các công cụ nghiên cứu từ khóa nổi tiếng và miễn phí, giúp bạn ứng dụng ngay cho website doanh nghiệp của mình.
Nghiên cứu từ khóa là một quá trình bạn sử dụng những kiến thức của mình về sản phẩm, dịch vụ và sử dụng những công cụ, thủ thuật để tạo nên một danh sách các từ khóa mà khách hàng sẽ dùng để tìm kiếm về sản phẩm, dịch vụ bạn đang kinh doanh. Việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn tìm được đúng những chủ đề mà đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn đang quan tâm.
Nghiên cứu từ khóa có thể cho bạn biết thông tin quan trọng, chẳng hạn như số lượng tìm kiếm hàng tháng, từ khóa nào dễ xếp hạng và từ khóa nào đối thủ của bạn đang xếp hạng. Nghiên cứu từ khóa có thể cho bạn biết những gì mọi người đang tìm kiếm, thay vì những gì bạn nghĩ rằng họ đang tìm kiếm.
Nghiên cứu từ khóa là điều quan trọng để tạo ra một trang web thành công với SEO. Qua việc nghiên cứu bạn sẽ có định hướng viết content đáp ứng với nhu cầu của người tìm kiếm, và nhắm mục tiêu từ khóa cho content phù hợp hơn cho những gì người dùng để tìm kiếm nó.
Lựa chọn keyword đúng như tìm được chìa khóa để mở cửa vào kho báu, đây là bước đầu của hành trình khám phá thế giới diệu kỳ của SEO
Từ khóa là các cụm từ mà người dùng để truy vấn tìm kiếm trên thanh công cụ của Google. Từ khóa (keyword) có ý nghĩa rất quan trọng với SEO. Giúp người dùng chủ động tìm đến website của bạn, tăng lượng traffic tự nhiên một cách hiệu quả.
Nghiên cứu từ khóa là việc doanh nghiệp sử dụng các công cụ, thủ thuật, kinh nghiệm để nghiên cứu hành vi khách hàng, nhu cầu tìm kiếm của người dùng trên một lĩnh vực, loại sản phẩm/ dịch vụ nào đó. Từ đó vạch ra một bộ từ khóa thích hợp với các chiến dịch marketing. Bộ từ khóa này có vai trò quan trọng trong việc phát triển nội dung và là chìa khóa tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, Keyword Research còn giúp bạn phân tích đối thủ. Đúc rút kinh nghiệm, cạnh tranh lành mạnh.
Việc nghiên cứu từ khóa cũng có đóng góp không nhỏ trong việc vạch ra những ý tưởng mới, định hướng xu thế, hình thành mục tiêu marketing và các kế hoạch dài hạn.
Xem thêm: Muốn biết về thiết kế landing page, hãy xem bài viết này!
Ahrefs
Ahrefs là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa mà tôi thích nhất, bởi khả năng cung cấp nguồn dữ liệu linh hoạt và các số liệu khá chuẩn xác.
Tính năng Keyword Explorer sẽ cho bạn những gợi ý tốt nhất về các thông tin chuyên sâu liên quan tới từ khóa bạn nghiên cứu như:
Bên cạnh đó Ahrefs còn gợi ý cho bạn biết trang web của bạn cần có khoảng bao nhiêu backlink để có được vị trí xếp hạng trên trang 1 của Google.
Ahrefs bản trả phí có giá 99 USD/tháng cho bản Lite (bản thấp nhất), tuy nhiên tại Việt Nam chúng ta có thể dễ dàng sử dụng các hình thức mua chung để có thể tiết kiệm chi phí (khoảng 150.000 VNĐ – 200.000 VNĐ cho 1 tháng sử dụng)
Google Search Console
Google Search Console không phải là công cụ nghiên cứu từ khóa truyền thống, tuy nhiên tính năng Báo cáo hiệu suất của Google Search Console liệt kê rất chi tiết các trang trên website của bạn nhận được bao nhiêu nhấp chuột từ Google.
Google Search Console còn liệt kê rất chi tiết các từ khóa được hiển thị trên Google với cùng 1 trang. Thông qua số liệu này bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm được rất nhiều cơ hội tăng trưởng traffic tự nhiên cho trang web của mình.
Google Keywords Planner
Công cụ Google Keywords Planner là công cụ miễn phí của Google, giao diện chức năng của công cụ này khá đơn giản tuy nhiên tại sao chúng ta nên sử dụng chúng?
Bởi các dữ liệu bạn nhận được đến trực tiếp từ Google
Thêm nữa, với Google Keywords Planner bạn có thể ước lượng giá thầu đầu trang cho mỗi từ khóa, biết được mọi người đang sẵn sàng chi trả trung bình bao nhiêu tiền cho mỗi nhấp chuột.
Nếu con số này càng cao, nghĩa là người tìm kiếm càng có ý định mua hàng cao.
Keywordtool.io
Một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa rất đình đám trên thế giới. Nó khá giống với Google Keywords Planner, bởi công cụ này cung cấp ý tưởng từ khóa và lưu lượng truy cập trung bình hàng tháng.
Điều gì khiến cho KeywordTool trở nên nổi bật?
Trước tiên, KeywordTool cung cấp rất nhiều gợi ý từ khóa.
Thứ 2, bạn có thể dễ dàng lọc, đi sâu hoặc mở rộng các kết quả để tìm từ khóa phù hợp với mình.
Tính năng mà tôi yêu thích trên công cụ này đó là Analyze Competitors (phân tích đối thủ cạnh tranh), chỉ cần nhập website đối thủ… công cụ sẽ tạo ra một danh sách ý tưởng từ khóa dựa trên nội dung của trang web đó.
Bên cạnh đó công cụ này còn hỗ trợ tìm kiếm từ khóa trên các nền tảng khác như Youtube, Bing, Amazon, eBay, App Store, Instagram
KeywordTool.io là công cụ có bản Free và bản tính phí nhé mọi người.
Keyword Everywhere
Đây đúng hơn là một tiện ích hỗ trợ nghiên cứu từ khóa. Keyword Everywhere hiển thị dữ liệu từ khóa trên 10 trang web hàng đầu bao gồm Ebay, Amazon và Answer The Publish
Công cụ này có bản trả phí (cũng rất rẻ tiền) nhưng mình thấy các bạn dùng bản Free là tuyệt vời lắm rồi. Nếu trả phí thì bạn được xem thêm lượng tìm kiếm trung bình và giá CPC dự kiến của từ khóa.
Để sử dụng bạn chỉ cần cài đặt tiện ích trên trình duyệt Chrome hoặc Firefox, mỗi khi tìm kiếm từ khóa thì Keyword Everywhere sẽ gợi ý rất nhiều cụm từ khóa khác.
Moz Keyword Explorer
Công cụ nghiên cứu có tính phí nhưng rất sịn sò. Trình khám phá từ khóa của Moz sẽ giúp bạn có được danh sách từ khóa liên quan chặt chẽ.
Điều khá hay của Moz đó là bạn sẽ nhận được thêm các từ khóa đề xuất mà các công cụ khác không hề có. Có thể nói Moz rất thông minh.
Một tính năng được nhiều người yêu thích đó là thông số về Organic CTR và Priority.
Organic CTR là số lần nhấp bạn có thể nhận được nếu bạn lọt vào TOP 10.
Priority được coi là độ khó, bạn có thể dựa vào điểm số này để cân nhắc việc có nên nhắm tới từ khóa đó hay không.
Google Trends
Có 2 cách dùng Google Trends để nghiên cứu từ khóa:
Đầu tiên bạn có thể tìm kiếm một từ khóa cụ thể, sau đó bạn xem phần truy vấn liên quan.
Cách thứ 2, bạn có thể xem từ khóa đó có đang phổ biến hay không (hiểu một cách đơn giản là từ khóa đó có đang nhận được nhiều sự quan tâm hay không?
Bạn đang tham khảo bài viết tại chuyên mục: KIẾN THỨC CONTENT . Click vào đây nếu muốn xem thêm nhiều bài viết tương tự nhé.
Ví dụ ngày trước tôi định SEO từ khóa: “Google Webmaster Tools” tuy nhiên sau khi so sánh với từ khóa “Google Search Console” thì nhận thấy xu hướng người dùng sử dụng Google Search Console nhiều hơn nên tôi đã không SEO từ khóa Google Webmaster Tools mà chuyển sang SEO về Google Search Console
SEMrush
Điểm nổi bật của SEMrush đó là công cụ này sẽ hiển thị cho bạn những từ khóa mà đối thủ của bạn đã có thứ hạng (Đây là một chức năng mà không nhiều công cụ làm được)
Cách sử dụng cũng rất đơn giản
Bạn chỉ cần nhập tên miền của đối thủ vào ô tìm kiếm. Sau đó chọn quốc gia của bạn đang làm SEO. Cuối cùng bạn nghiên cứu phần TOP Organic keywords
Nhược điểm của SEMrush là giá cả. Tại Việt Nam thì với khoảng 99 USD cho 1 tháng sử dụng công cụ này bản Pro thì cũng khá cao và không được nhiều người lựa chọn như Ahrefs với giá tiền tương xứng.
KWFinder
KWFinder từng là công cụ nghiên cứu từ khóa yêu thích của tôi. Tuy nhiên do đã có quá nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa nên lâu rồi tôi cũng ít xài công cụ này.
Một công cụ từ khóa rất chất lượng và cũng dễ sử dụng. Vì sao?
Giao diện chức năng của KWFinder rất trực quan, ngoài việc thống kê chi tiết các chỉ số về số lượng tìm kiếm, KWFinder còn hiển thị mức độ cạnh tranh theo thang điểm 100.
Với giá khoảng 29 USD/tháng thực sự KWFinder là một công cụ nghiên cứu từ khóa mang lại giá trị rất lớn cho người sử dụng
Google Autocomplete
Google Autocomplete tại Việt Nam thường được gọi dưới tên Google Suggest hoặc Google xu hướng, Google gợi ý. Đây là chức năng miễn phí của Google.
Khi người dùng thực hiện 1 tìm kiếm trên Google, hộp gợi ý sẽ đề xuất rất nhiều từ khóa liên quan. Chúng ta có thể dựa vào các gợi ý này để có thể tìm ra các từ khóa mới.
Bạn có thể tìm từ khóa SEO thông qua nhiều cách thức đa dạng.
Tuy nhiên, dù sử dụng cách truyền thống hay dùng công cụ hỗ trợ nghiên cứu phân tích từ khóa, bạn đều trải qua những bước thực hiện cơ bản giống nhau.
Dưới đây là hướng dẫn tuần tự 8 bước nghiên cứu từ khóa hiệu quả và dễ nhớ:
Bước đầu tiên: Tìm hiểu ngách (niche) của bạn
Tìm hiểu ngách (niche)
Trước hết, hãy đào sâu tìm hiểu chủ đề hoặc thị trường ngách của mình. Bạn sẽ khám phá ra những khía cạnh mới mẻ ở chiến lược marketing online nói chung, chiến lược SEO nói riêng và khai thác những ý tưởng đột phá.
Vậy làm thế nào để tìm ra từ khóa ngách? Các gợi ý này có thể giúp ích cho bạn:
Bước thứ hai: Xác định mục tiêu
Mục tiêu rõ ràng giúp:
Những từ khóa bạn chọn nên gắn liền với mục tiêu của bạn. Và lý tưởng nhất là chúng được sử dụng cho các phân khúc khác nhau trong phễu content marketing.
Bước thứ ba: Lập danh sách các chủ đề liên quan
Lập danh sách các chủ đề liên quan
Dựa trên lĩnh vực hoạt động chính của thương hiệu và mục tiêu bạn nhắm đến, hãy chia nhỏ chủ đề lớn, tạo thành danh sách nhiều chủ đề mà bạn muốn SEO lên top Google.
Những chủ đề ấy cần đảm bảo tính liên quan và tầm quan trọng đối với doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với chân dung khách hàng (buyer persona).
Khách hàng tiềm năng của bạn thường tìm kiếm những dạng chủ đề gì trên công cụ tìm kiếm?
Từ danh mục các chủ đề này, bạn có thể phát triển thành nhiều từ khóa tương thích với mỗi mục.
Bước thứ tư: Tạo danh sách từ khóa hạt giống
Sau khi chia nhỏ danh mục chính thành nhiều chủ đề phụ, bạn đã có thể bắt đầu xây dựng danh sách từ khóa hạt giống.
Các từ khóa ấy cần phải liên hệ tới các chủ đề, và quan trọng hơn là có khả năng được nhiều khách hàng mục tiêu search.
Từ khóa hạt giống hay từ khóa ngắn sẽ làm cơ sở để bạn nghiên cứu từ khóa.
Đồng thời, chúng đóng vai trò xác định thị trường ngách và các đối thủ cạnh tranh cho bạn.
Trên thực tế, việc tìm dạng từ khóa này không hề khó khăn! Bạn chỉ cần mô tả đơn giản về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, và nghĩ tới cách người dùng có thể nhập tìm kiếm trên Google.
Bước thứ năm: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa thông dụng
Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa
Có thể bạn đang tự hỏi tại sao không dùng công cụ hỗ trợ tìm từ khóa ngay từ đầu.
Tuy nhiên, rõ ràng việc nghiên cứu search keyword từ quan điểm của doanh nghiệp trước nhất sẽ mang tới nhiều lợi thế cho bạn. Cụ thể là:
Sau các bước xác định chủ đề, mục tiêu và danh sách từ khóa hạt giống, giờ là lúc bạn sử dụng các công cụ để nghiên cứu từ khóa sâu hơn.
Bước thứ sáu: Nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của khách hàng
Nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của khách hàng
Ngày nay, thuật toán của Google đã biết cách so sánh thuật ngữ tìm kiếm với truy vấn từ người dùng nhằm hiểu được mục đích tìm kiếm.
Mục đích tìm kiếm nghĩa là ý định hoặc nguyên nhân đằng sau việc người dùng mạng truy vấn từ ngữ nào đó.
Nhiều yếu tố thúc đẩy hành vi tìm kiếm của họ. Chẳng hạn như:
Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ hiểu suy nghĩ của họ để giải quyết được những thắc mắc về lý do họ search chủ đề và cách họ nhập truy vấn.
Đến đây, bạn có thể sử dụng những thông tin vừa được khai phá ở trên để tinh chỉnh hướng đi tìm từ khóa SEO.
Nhưng vẫn chưa hết! Nếu bạn có được những từ khóa liên quan trực tiếp đến nhu cầu tìm kiếm các đối tượng mục tiêu thì còn tuyệt vời hơn nhiều!
Bước thứ bảy: Xác định từ khóa dài
Xác định từ khóa dài
Từ khóa hạt giống thường ngắn gọn, liên hệ với chủ đề chính hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khi đó, từ khóa dài lại mô tả chi tiết hơn và liên quan mật thiết với chủ đề phụ.
Vì thế, so với từ khóa hạt giống, dùng từ khóa dài để “đánh trúng” ý định search thông tin của khách hàng mục tiêu thì dễ dàng hơn.
Các từ khóa dài có độ tập trung cao tới chủ đề hay sản phẩm nhất định. Nhờ đó, chúng dễ thu hút những khách hàng thực sự quan tâm và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Bước thứ tám: “Định vị” đối thủ
Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh cùng ngành
Chỉ nghiên cứu từ khóa cho riêng thương hiệu của mình là vẫn chưa đủ. Bạn còn nên biết các đối thủ cạnh tranh đang làm gì.
Càng hiểu cặn kẽ về thế giới content trong lĩnh vực của mình, bạn càng thực hiện SEO thành công.
Việc xem xét mức độ cạnh tranh giữa các từ khóa khác nhau cho phép bạn “nhận diện” những từ quá khó để làm SEO.
Hơn nữa, bạn còn có cơ hội tìm ra những từ khóa thích hợp cho doanh nghiệp với độ cạnh tranh từ thấp đến trung bình.
Bài viết trên chia sẻ cho bạn các công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả mà bạn có thể sử dụng để nghiên cứu từ khóa trong quá trình học SEO. Lựa chọn được từ khóa hiệu quả sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mục tiêu và làm tăng thứ hạng website hiệu quả.
Và nếu bạn vẫn chưa biết nên tìm đến nơi nào có thể cung cấp SEO thông minh tốt nhất, hãy bắt đầu theo dõi Nghề content để biết thêm nhé.
ContentsNghiên cứu từ khóa là gì? Tại sao nghiên cứu từ khóa rất quan trọng?Ý nghĩa của việc nghiên cứu từ khóaTOP 10 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhấtCác
ContentsNghiên cứu từ khóa là gì? Tại sao nghiên cứu từ khóa rất quan trọng?Ý nghĩa của việc nghiên cứu từ khóaTOP 10 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhấtCác
ContentsNghiên cứu từ khóa là gì? Tại sao nghiên cứu từ khóa rất quan trọng?Ý nghĩa của việc nghiên cứu từ khóaTOP 10 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhấtCác
ContentsNghiên cứu từ khóa là gì? Tại sao nghiên cứu từ khóa rất quan trọng?Ý nghĩa của việc nghiên cứu từ khóaTOP 10 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhấtCác
Website chuyên trang kiến thức về công việc nghề Content, xoay quanh các chủ đề tài liệu, kiến thức, cách làm, nghề nghiệp dành cho người làm Content.
Nghề content là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency
Liên hệ Booking, mua Guest Post Backlink, Đặt Banner
Gmail: NghecontentVietnam@gmail.com
Zalo: 0965 912 609
Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc
GHI DANH HỌC VIÊN