1001 câu hỏi để nói chuyện với đối phương
ContentsThin Content là gì?Thin Content gồm những loại nào?Webite tự động copy nội dungWebsite spam link AffiliateLỗi Thin Content ảnh hưởng đến yếu tố SEO của website như thế nào?Tỷ
Đối với các website ngày nay, để có những bài viết chất lượng, có thể dễ dàng on top hay được Google kiểm duyệt nhanh chóng thì chúng ta cần chú ý các lỗi mà Google quy định như trùng lặp từ khóa, mật độ từ khóa không đa dạng … Ngoài ra trong các lỗi mà Google thường kiểm duyệt gắt gao nhất là lỗi Thin Content. Vậy thin content là gì? Cách xác định và khắc phục những lỗi này như thế nào? Hãy cùng Nghề Content tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thin Content được hiểu là những bài viết có nội dung mỏng hay nội dung chất lượng kém không mang đến giá trị cho ý định tìm kiếm của người dùng, và đồng thời bị đánh giá thấp về mặt tối ưu content bởi các thuật toán của Google.
Thin Content là các bài viết, các văn bản ngắn chứa nhiều lỗi về ngữ pháp hay chính tả, nội dung ít ỏi, trùng lặp nhiều, không hấp dẫn … sẽ làm giảm đáng kể chất lượng của website đó.
Đối với các website chuyên về mảng đánh giá hay review sản phẩm sẽ thường xuyên gặp phải những lỗi này. Cụ thể là các website này chỉ thêm một chút nội dung vào các thông số sản phảm cũng như phần hướng dẫn sử dụng đến từ nhà cung cấp. Trong khi đó bài viết lại chứa quá nhiều các link affiliate mà nguồn dữ liệu hữu ích cung cấp cho người dùng quá ít. Điều này khiến cho thời gian ở lại trang của người tiêu dùng càng giảm …
Không những vậy độ dài bài viết cũng ảnh hưởng phần nào đến lỗi Thin Content của trang đó, mặc dù chỉ là tiêu chí phụ nhưng cũng nên chú ý đến điều này.
Theo như “Nguyên Tắc Quản Trị Website” của Google đã chia thành 2 loại Thin Content chính như sau, họ sẽ đánh giá website của bạn dựa trên những nội dung này và có thể xóa chúng khỏi kết quả tìm kiếm hay cho các nội dung đó lên top.
Chúng đơn giản được hiểu là các nội dung được tạo ra bởi việc sử dụng tool do công nghệ AI tạo ra thay vì các nội dung thông thường được viết bởi con người. Mục đích của chúng chỉ để thao túng các thứ hạng trong kết quả tìm kiếm của Google mà không đem lại bất kỳ lợi ích nào cho người đọc cả.
Và dĩ nhiên Google sẽ không bỏ qua cho các website cố tình như vậy. Dưới đây là các ví dụ điển hình về lỗi tự động copy nội dung mà Google sẽ thực hiện hình phạt lên chúng như:
Xem thêm: Tất tần tật về SEO Blogger năm 2022
Affiliate marketing là một trong những thuật ngữ đã có từ khá lâu, hiện nay đã và đang được rất nhiều người sử dụng trong việc kiếm tiền từ doanh nghiệp. Thế nhưng thay vì đầu tư tạo ra các nội dung chất lượng cho website của mình, họ lại tập trung gắn vô số các link affiliate về sản phẩm, dịch vụ khác nhau.
Điều này không những khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu và không nhận được bất kỳ giá trị nào cho ý định tìm kiếm của họ, mà còn khiến cho thứ hạng website của bạn ngày càng thấp đi.
Khi các bài viết của bạn không đáp ứng được những nhu cầu hay ý định tìm kiếm của người dùng thì khả năng tỷ lệ thoát trang sẽ cực kỳ cao.
Điều này cũng có thể gián tiếp báo cáo lên cho Google rằng website của bạn không thỏa mãn được tính trải nghiệm cũng như không đảm bảo thông tin cho người dùng. Và dấu hiệu nhận biết khi dính phải lỗi này là thứ hạng trên Google cũng như lưu lượng truy cập tự nhiên sẽ bị giảm xuống đánh kể theo thời gian.
Có khá nhiều newbie làm SEO bị nhầm lẫn về việc tạo dựng thật nhiều nội dung cùng nhắm tới một từ khóa cụ thể thì sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn trên Google. Tuy nhiên đây lại là một lối tư duy khá cổ hủ vì việc lặp đi lặp lại một chủ đề nào đó trên website của bạn sẽ khiến cho Google không thể phân loại nội dung cũng như làm cho người đọc hoang mang trong việc tìm kiếm thông tin nào đó.
Điều này đã trực tiếp dẫn tới hiện tượng ăn thịt từ khóa, do các bài viết của bạn được xếp hạng trên cùng một vấn đề trên các công cụ tìm kiếm hiện nay.
Để hỗ trợ cho thu thập thông tin này bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như DeepCrawl, Screaming Frog hay bất kỳ công cụ thứ ba nào …
Sau đó, bạn cần thu nhập các chỉ số về SEO của website thông qua Google Analytics và Google Search Console. Các chỉ số của SEO bao gồm số lượt hiển thị bài viết, tỷ lệ ở lại trang, hay tỷ lệ chuyển đổi …
Tiếp theo hãy tổng hợp những dữ liệu đó vào một file bất kỳ, đồng thời thêm vào các cột từ khóa chính cho mỗi bài viết. Với cột từ khóa chính đó sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để bạn đánh giá nội dung bài viết đó có cung cấp đầy đủ thông tin hay có mang đến giá trị tìm kiếm cho người dùng hay không.
Đây được xem là bước quan trọng nhất giúp cho bạn xác định đâu là các nội dung bị dính lỗi Thin Content cần phải khắc phục. Để đánh giá các nội dung bạn có thể tự đặt và trả lời những câu hoi sau để phân tích dữ liệu tốt hơn.
Nếu phần lớn các câu trả lời đều là “có” thì bài viết của bạn đã bị dính vào lỗi Thin Content rồi đó.
Sau khi đã xác định được các bài viết nào, các danh mục nào trong website của mình bị dính lỗi Thin Content bạn cần bắt đầu khắc phục chúng càng sớm càng tốt. Dưới đây là 3 cách khắc phục phổ biến được sử dụng nhiều nhất nhất hiện nay.
Bạn đang tham khảo bài viết tại chuyên mục: Kỹ năng content. Click vào đây nếu muốn xem thêm nhiều bài viết tương tự nhé.
Bên cạnh việc xóa các nội dung không có giá trị, hay các nội dung lỗi thời bạn cũng có thể khắc phục lỗi Thin Content bằng cách cải thiện lại các nội dung có sẵn trên website, cụ thể như sau:
Khi thấy có quá nhiều bài viết tập trung vào cùng một từ khóa nhất định nào đó. Cụ thể là các nội dung tương tự sẽ ăn thịt từ khóa của bạn, hay kiềm hãm các bài viết trên website của bạn có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Thế thì giải pháp tốt nhất là tổng hợp chúng lại thành một bài viết hoàn chỉnh và đầy đủ nhất.
Trên đây là các thông tin cần biết về Thin Content là gì? và cũng như cách khắc phục lỗi Thin Content thế nào cho hiệu quả? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp website của các bạn tìm ra được các nội dung bị dính lỗi Thin Content và từ đó giúp cho thứ hạng tìm kiếm trên Google của bạn cũng cao hơn đáng kể.
Và nếu bạn vẫn chưa biết nên tìm đến nơi nào có thể cung cấp SEO thông minh tốt nhất, hãy bắt đầu theo dõi Nghề content để biết thêm nhé.
ContentsThin Content là gì?Thin Content gồm những loại nào?Webite tự động copy nội dungWebsite spam link AffiliateLỗi Thin Content ảnh hưởng đến yếu tố SEO của website như thế nào?Tỷ
ContentsThin Content là gì?Thin Content gồm những loại nào?Webite tự động copy nội dungWebsite spam link AffiliateLỗi Thin Content ảnh hưởng đến yếu tố SEO của website như thế nào?Tỷ
ContentsThin Content là gì?Thin Content gồm những loại nào?Webite tự động copy nội dungWebsite spam link AffiliateLỗi Thin Content ảnh hưởng đến yếu tố SEO của website như thế nào?Tỷ
ContentsThin Content là gì?Thin Content gồm những loại nào?Webite tự động copy nội dungWebsite spam link AffiliateLỗi Thin Content ảnh hưởng đến yếu tố SEO của website như thế nào?Tỷ
Website chuyên trang kiến thức về công việc nghề Content, xoay quanh các chủ đề tài liệu, kiến thức, cách làm, nghề nghiệp dành cho người làm Content.
Nghề content là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency
Liên hệ Booking, mua Guest Post Backlink, Đặt Banner
Gmail: NghecontentVietnam@gmail.com
Zalo: 0965 912 609
Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc
GHI DANH HỌC VIÊN