1001 câu hỏi để nói chuyện với đối phương
ContentsBạn sẽ kinh doanh mỹ phẩm các mặt hàng cụ thể nào?Lập chiến lược kinh doanh mỹ phẩm chi tiếtXác định nhóm đối tượng khách hàngCần bao nhiêu vốn để kinh doanh mỹ phẩm?Chi
Bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm lại không biết bắt đầu từ đâu? Để mở một cửa hàng cho riêng mình phải làm như thế nào? Hàng loạt vấn đề đặt ra cho những ai đang dự định bắt đầu khởi nghiệp mặt hàng này.
Đây cũng là mối bận tâm của các nhà kinh doanh ‘nửa mới nửa cũ’ từ lĩnh vực khác dự định lấn sân sang ngành mỹ phẩm. Bài viết sau sẽ hỗ trợ bạn giải quyết tất tần tần thắc mắc về các bước khởi đầu để vận hành một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm.
Hiện nay có vô vàn các hãng sản xuất, phân phối mỹ phẩm trong và ngoài nước. Dù vậy, đừng bao giờ có ý định ‘ôm’ quá nhiều các thương hiệu khi kinh doanh mỹ phẩm, đặc biệt là khi bạn chưa có nhiều vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Trước khi quyết định bán một loại sản phẩm, thương hiệu mỹ phẩm, hãy khảo sát, tìm hiểu xu hướng làm đẹp chung, thị trường kinh doanh, các shop bán mỹ phẩm quanh khu vực mà bạn muốn mở cửa hàng. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường ngành kinh doanh mỹ phẩm. Từ đó, hình dung xem mở một cửa hàng mỹ phẩm cần có những gì, danh sách hàng hóa chủ đạo nào bạn muốn tập trung khai thác.
Bên cạnh đó, bạn nên chú ý rằng có một vài thương hiệu mỹ phẩm không cho phép bất cứ cơ quan nào kinh doanh hàng hóa mang tên thương hiệu. Chỉ trừ đại lý ủy quyền hoặc các shop trực thuộc hệ thống quản lý của họ. Vì vậy, phải tìm hiểu thật kĩ mọi thông tin trước khi nhập bán, tránh xuất hiện những tranh cãi về mặt luật pháp.
Để mở shop kinh doanh mỹ phẩm thành công, bạn cần một bản kế hoạch định hướng thật chi tiết và phù hợp.
Một bản kế hoạch bán hàng thường thấy ở các shop bán lẻ mỹ phẩm gồm các mục: nghiệm vụ; mục tiêu; đối tượng khách hàng tiềm năng; khoản chi đề xuất; phương án quảng cáo; phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp; chiến lược mở rộng quy mô cửa hàng, v.v.
Đừng bao giờ suy nghĩ rằng mọi chiến lược đều đã được tính toán sẵn trong đầu, không cần vạch ra cụ thể. Vì khi bước vào công việc kinh doanh thực tế, sẽ có rất nhiều tình huống, rủi ro yêu cầu bạn phải sẵn sàng đứng ra giải quyết. Lúc này, nếu không có một bản chiến lược rõ ràng, bạn có thể nhất thời đi sai so với định hướng ban đầu, ảnh hưởng kết quả của toàn bộ kế hoạch. Nguy cơ thất bại trước mắt cực kì cao.
Hơn thế nữa, việc lập kế hoạch là một bằng chứng khẳng định cho việc bạn đã và đang hiểu rõ những gì mình làm, cũng như sẽ làm trong tương lai.
Không chỉ riêng lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm mà khi lên kế hoạch kinh doanh cho bất cứ ngành hàng nào, bước đầu tiên bạn cần tính đến phải là định hướng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, thói quen mua sắm của họ như thế nào. Dựa vào đó, hãy cân nhắc lựa chọn dòng hàng hóa, địa điểm bán hàng cũng như mức vốn đầu tư phù hợp nhất.
Nếu đối tượng khách hàng bạn nhắm đến là nhân viên văn phòng hoặc doanh nhân, hãy chọn bán những dòng mỹ phẩm cao cấp. Còn nếu đối tượng bạn định hướng là học sinh, sinh viên, vậy hãy bán các loại mỹ phẩm giá thấp – tầm trung. Đây là một gợi ý nho nhỏ cho phương pháp kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả.
Xem thêm: Bí quyết tự học viết content từ chuyên gia mới nhất 2022
Đây chính là khoản chiếm phần trăm kinh phí lớn nhất trong tổng vốn.
Để hạn chế tốt nhất những rủi ro, bạn nên chọn lựa các sản phẩm đang nhận được nhiều sự quan tâm trên thị trường, ở thời điểm hiện tại. Thông thường mức vốn bạn cần có cho đợt nhập hàng đầu tiên sẽ rơi vào khoảng 70-100 triệu. Đây là giá trung bình để nhập nguồn hàng kinh doanh mỹ phẩm. Và tất nhiên, nếu bạn muốn tạo ra mức thu thập cao hơn, số lượng và loại hàng nhập về phải lớn hơn, song song đó số tiền bỏ ra ban đầu cũng theo đó tăng lên.
Tùy theo diện tích và vị trí mà mức giá thuê sẽ thay đổi khác nhau. Bạn phải cân nhắc thật kĩ nguồn vốn mình có để tìm kiếm địa điểm mở cửa hàng phù hợp. Tránh tình trạng chọn mặt bằng tốt nhưng tiền thuê quá cao khi shop chỉ mới mở bán, việc này sẽ gây áp lực rất lớn về mặt kinh tế.
Giá thuê mặt bằng thông thường dao động từ 10-15 triệu/tháng. Bạn có thể phải trả trước một khoản tiền đặt cọc cho khoảng 3-6 tháng. Vậy nên hãy đảm bảo dự trù đủ tài chính để trang trải trong khoảng thời gian khó khăn này.
Nếu cửa hàng của bạn có quy mô nhỏ, vậy tuyển nhân sự là một việc không thiết yếu. Nhờ vậy, có thể tiết kiệm được kha khá chi phí ở khoản này. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bỏ ra nhiều sức lực và tâm huyết hơn cho công việc kinh doanh mỹ phẩm của mình.
Còn nếu bạn dự định mở một cửa hàng tương đối lớn, cần trích ra một khoản chi phí cho việc thuê nhân sự. Hãy tìm các bạn nữ trẻ năng động, có kinh nghiệm bán hàng và am hiểu về sản phẩm để tư vấn một cách tốt nhất cho người mua hàng. Đồng thời cũng đảm nhiệm việc trông coi và vệ sinh không gian shop. Thời điểm hiện tại, mức lương cứng cho công việc này thường sẽ rơi vào khoảng 3 – 5 triệu/tháng. Ngoài ra để góp phần động viên nhân viên, bạn có thể đặt ra KPI bán hàng và mức thưởng % doanh thu tương ứng.
Khi chưa thu hồi vốn từ việc mở shop mỹ phẩm, các khoản chi phí sinh hoạt và nguồn hàng cố định cũng như các khoản chi phát sinh vẫn cần được thanh toán. Chính vì điều đó, bạn sẽ cần sử dụng đến nguồn vốn dự trù này. Vì trong hoàn cảnh nào, một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm luôn cần nhập thêm hàng hoá mới, góp phần làm phong phú các dòng mỹ phẩm để thu hút khách hàng. Mức vốn dự trù tối thiểu 50 triệu là cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh cho cửa hàng.
Vị trí địa lí có tầm quan trọng rất lớn đến sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ. Dù đặt cửa hàng ở khu vực nào, bạn cũng nên lựa chọn những địa điểm có mật độ cư dân đông đúc, có thể là ngã ba, ngã tư trong trung tâm thành phố, đông người qua lại; đường phố đi lại dễ dàng, có chỗ để xe thoải mái cho người mua hàng.
Sau khi xác định địa điểm kinh doanh và chuẩn bị nguồn vốn, bạn cần nghiên cứu thị trường mỹ phẩm, khảo sát về nhu cầu, thị hiếu của nhóm đối tượng mục tiêu khách hàng hướng đến, giá bán tại khu vực đặt cửa hàng kinh doanh. Cùng với đó là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để đưa ra kế hoạch kinh doanh thích hợp.
Từ những phân tích trên, bạn có thể tính ra khoản chi dự trù, lợi nhuận hàng tháng, thời điểm hòa vốn cũng như phương thức truyền thông hiệu quả.
Nếu bạn không có đủ kiến thức trong việc nghiên cứu thị trường, hãy tìm đến một công ty tư vấn. Họ sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và tình hình thị trường kinh doanh mỹ phẩm với đầy đủ mọi thông tin theo bạn yêu cầu.
Khi mở shop kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần đăng ký và có đầy đủ giấy phép bán hàng. Để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, cũng như nhận được sự bảo vệ bởi pháp luật, bạn phải đến cục quản lý tại địa phương để đăng ký kinh doanh và hoàn thành mọi thủ tục mở shop mỹ phẩm bán lẻ.
Ngoài ra, bạn cần liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền liên quan tại địa phương để xin giấy phép, thủ tục như: mã số thuế, đăng ký thương hiệu shop mỹ phẩm, v.v.
Trước lúc lên ý tưởng thiết kế cửa hàng, bạn phải xác định đối tượng khách hàng chính. Với giới trẻ như học sinh, sinh viên, cách trang trí thu hút, sắc màu trẻ trung và độc đáo, riêng biệt sẽ là điểm cộng dành cho cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Nhưng nếu bạn hướng đến nhóm khách hàng trung tuổi, vậy thiết kế, màu sắc trang nhã sẽ dễ mang lại sự hài lòng hơn.
Đặc biệt, phải bảo đảm không gian trước và trong shop mỹ phẩm luôn gọn gàng, sạch sẽ. Ngoài ra, để mang lại hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, bạn nên trang bị cho cửa hàng của mình những bộ thiết bị hiện đại hỗ trợ công việc bán hàng gồm: ứng dụng in hóa đơn, máy quét mã vạch, v.v.
Việc tuyển dụng nhân viên bán hàng là một điều thiết yếu khi mở shop kinh doanh mỹ phẩm. Số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của shop. Vì là một người làm chủ, bạn bận vô số công việc về xoay đầu vốn, nhập hàng, vạch chiến lược kinh doanh, chắc chắn không thể dành ra hầu hết thời gian để tiếp và tư vấn cho khách tại cửa hàng.
Tùy thuộc từng mô hình kinh doanh, bạn hãy chọn ra các hình thức quảng cáo phù hợp, có khả năng cạnh tranh được với đối thủ. Song song đó, có thể tận dụng những mối quan hệ bạn bè, người thân để giới thiệu cửa hàng của mình. Từ đó dần mở rộng số người mua hàng và phát triển kinh doanh.
Một số phương pháp quảng cáo cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm không tốn nhiều vốn, lại tiếp cận được với lượng lớn khách hàng và dễ dàng chốt đơn:
Trên đây là giải đáp cho các thắc mắc đối với việc kinh doanh mỹ phẩm. Dù vậy, nó cũng chỉ là khâu chuẩn bị cơ bản ban đầu khi muốn mở một cửa hàng riêng. Bởi lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm phải là công đoạn tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm và luôn luôn thay đổi, cải tiến.
Sự chuẩn bị kỹ càng và nắm chắc các bước hoạt động sẽ góp phần đem đến cho bạn sự tự tin và tăng khả năng thành công trong ‘cuộc chiến’ với việc startup bán hàng. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Và nếu bạn vẫn chưa biết nên tìm đến nơi nào có thể cung cấp SEO thông minh tốt nhất, hãy bắt đầu theo dõi Nghề content để biết thêm nhé.
Bên cạnh việc kinh doanh mỹ phẩm, hãy tham khảo thêm kinh doanh quán cafe nếu bạn thích nhé.
ContentsBạn sẽ kinh doanh mỹ phẩm các mặt hàng cụ thể nào?Lập chiến lược kinh doanh mỹ phẩm chi tiếtXác định nhóm đối tượng khách hàngCần bao nhiêu vốn để kinh doanh mỹ phẩm?Chi
ContentsBạn sẽ kinh doanh mỹ phẩm các mặt hàng cụ thể nào?Lập chiến lược kinh doanh mỹ phẩm chi tiếtXác định nhóm đối tượng khách hàngCần bao nhiêu vốn để kinh doanh mỹ phẩm?Chi
ContentsBạn sẽ kinh doanh mỹ phẩm các mặt hàng cụ thể nào?Lập chiến lược kinh doanh mỹ phẩm chi tiếtXác định nhóm đối tượng khách hàngCần bao nhiêu vốn để kinh doanh mỹ phẩm?Chi
ContentsBạn sẽ kinh doanh mỹ phẩm các mặt hàng cụ thể nào?Lập chiến lược kinh doanh mỹ phẩm chi tiếtXác định nhóm đối tượng khách hàngCần bao nhiêu vốn để kinh doanh mỹ phẩm?Chi
Website chuyên trang kiến thức về công việc nghề Content, xoay quanh các chủ đề tài liệu, kiến thức, cách làm, nghề nghiệp dành cho người làm Content.
Nghề content là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency
Liên hệ Booking, mua Guest Post Backlink, Đặt Banner
Gmail: NghecontentVietnam@gmail.com
Zalo: 0965 912 609
Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc
GHI DANH HỌC VIÊN