Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc – Ngữ Văn 7

Chia sẻ:

Đối với Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo này, Nghecontent đã tổng hợp các bài văn biểu cảm như trình bày cảm xúc về ngày khai giảng, lễ đón giao thừa quê em, trình bày cảm xúc về một lầm lỗi của bản thân…. Các em cùng Nghecontent tham khảo để có ý tưởng, rèn kĩ năng viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc viết bài văn hay hơn nhé.

Xem thêm bài viết: 200 mẫu content khuyến mãi ngày Tết

Dàn ý văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Mở bài:

+ Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.

+ Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó.

Thân bài:

+ Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc.

+ Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó.

Kết bài:

Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới.

Dàn ý biểu cảm về một người thân trong gia đình

1. Mở bài

Giới thiệu về người cha, cũng như tình cảm dành cho cha của mình.

2. Thân bài

– Vai trò của người cha:

+ Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của gia đình.

+ Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp.

– Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:

+ Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc. Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì gia đình.

+ Cách dạy con của cha rất giản dị: Nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.

+ Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm dành cho người cha, cũng như mong muốn của bản thân.

Mẫu văn biểu cảm về con người sự việc số 1

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi cũng như vậy.

Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất xinh đẹp, trẻ trung.

Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích.

Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc (12 mẫu) - Văn 7

Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn.

Xem Thêm  Câu tục ngữ nào sau đây nói về lương tâm cá không ăn muối cá ươn

“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” – Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của mình.

Mẫu văn biểu cảm về con người sự việc số 2

Thầy cô – những người thầm lặng đã dìu dắt chúng ta nên người. Bởi vậy, em luôn dành cho họ sự yêu mến, kính trọng.

Người giáo viên em yêu mến nhất là thầy Cường. Thầy là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của em. Cũng là giáo viên phụ trách dạy môn Toán của lớp em. Thầy đã gần năm mươi tuổi rồi. Dáng người cao, khá gầy. Mái tóc thầy đã điểm những sợi điểm bạc. Đôi mắt với ánh nhìn hiền từ. Giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng.

Thầy Cường là một giáo viên rất nhiệt huyết. Trong công việc, thầy luôn chỉn chu, nghiêm túc. Mỗi bài giảng đều được thầy chuẩn bị rất cẩn thận. Những giờ học của thầy cung cấp cho chúng em rất nhiều kiến thức. Sau mỗi giờ học tập căng thẳng, thầy lại trò chuyện với chúng em. Những câu chuyện khiến cả lớp thêm vui vẻ, thoải mái hơn. Thầy cũng rất quan tâm đến học sinh. Thầy luôn động viên chúng em cố gắng học tập. Các phong trào của lớp, thầy đều hướng dẫn, theo sát. Chúng em đều cảm thấy yêu mến, kính trọng thầy.

Không chỉ là kiến thức về môn Toán, thầy cũng đã dạy cho chúng em nhiều bài học về cách làm người. Em vẫn còn nhớ những ngày đầu mới bỡ ngỡ bước chân vào mái trường Trung học cơ sở, thầy đã chia sẻ nhiều điều bổ ích. Thầy luôn theo sát từng học sinh để giúp chúng em dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Khi học trò của mình mắc lỗi, thầy lại nhẹ nhàng nhắc nhở, bảo ban. Còn khi cả lớp đạt được kết quả tốt trong học tập, hay thi đua thì thầy lại động viên, khen ngợi. Mỗi kỉ niệm về thầy đều thật đáng quý.

Thầy cô giáo là những người đáng kính. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho họ lời tri ân. Em sẽ luôn nhớ đến thầy Cường, người giáo viên nhiệt huyết.

Mẫu văn biểu cảm về con người sự việc số 3

Một trong những dịp lễ quan trọng của người dân Việt Nam chính là Tết Nguyên Đán. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng em lại cảm thấy vô cùng hân hoan và háo hức.

Những ngày gần Tết, khắp nơi đều được trang trí cờ hoa rực rỡ. Mọi con đường được quét dọn sạch sẽ, các phương tiện giao thông đi lại tấp nập. Không khí vui tươi, rộn ràng tràn ngập trên từng thôn xóm, khu phố. Đặc biệt là những khu chợ lúc nào cũng đông đúc người mua, người bán. Các mặt hàng Tết được bày bán rất nhiều như bánh kẹo, mứt Tết, hoa quả…

Trước Tết, nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón chào một năm mới sắp đến. Gia đình của em cũng vậy. Mỗi người một công việc khác nhau. Tuy bận rộn, nhưng lại rất vui vẻ. Em cũng phụ giúp bố mẹ quét sân, lau nhà hay tưới cây trong vườn… Sau đó, mọi người cùng nhau đi chợ hoa. Bố của em mua được một chậu đào và một chậu quất rất đẹp. Còn mẹ em mua rất nhiều loại hoa về để chơi mấy ngày tết. Thích nhất là em đã được ngồi xem ông bà, bố mẹ gói bánh chưng. Em còn tự tay gói một chiếc bánh theo sự hướng dẫn của ông nội. Những chiếc bánh chưng vuông tượng trưng cho trời, là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền từ xưa cho đến nay.

Viết bài văn biểu cảm về vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa  - Theki.vn

Chiều ba mươi Tết, các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên, vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đến tối, mọi người lại ngồi trước màn hình vô tuyến để xem chương trình “Táo Quân”. Đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng thượng để xem pháo hoa. Còn ông nội sẽ thắp hương cúng Giao thừa.

Xem Thêm  Đặc điểm các kiểu câu chia theo mục đích nói - Ngữ Văn 8

Sáng mùng một một Tết, em cùng với chị gái cũng thức dậy, mặc quần áo thật đẹp và xuống nhà để chúc Tết ông bà, bố mẹ. Hai chị em đã được nhận những phong bao lì xì đỏ thắm cùng với lời chúc thật ý nghĩa. Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết họ hàng.

Những ngày tết, em đã có thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên gia đình. Em cảm thấy trân trọng dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc: Bài Văn Trình Bày Cảm Xúc Về Ngày Khai Giảng

Dàn Ý Bài Văn Trình Cảm Xúc Về Ngày Khai Giảng

1. Mở bài: Giới thiệu sự việc và bộc lộ cảm xúc của bản thân về ngày khai giảng.

2. Thân bài:
* Nêu cảm xúc, ấn tượng của bản thân:
– Khi trên đường tới trường:
+ Nhìn thấy hàng cây, nghe tiếng chim hót líu lo cảm thấy hào hứng, rạo rực.
– Khi chuẩn bị bước vào trường:
+ Nhìn các bạn nô đùa, nói chuyện, lòng tràn ngập niềm vui.
– Khi tham dự buổi lễ khai giảng: vui sướng, mong chờ.
– Khi buổi lễ kết thúc: cảm thấy nuối tiếc.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em trong ngày khai giảng.

dan y van bieu cam ve su vat con nguoi

Bài văn mẫu trình bày cảm xúc về ngày khai giảng hay nhất

Bài Văn Biểu Cảm Về Con Người, Sự Việc: Cảm Xúc Về Ngày Khai Giảng

Một mùa hè nữa qua đi, thế là chúng em lại bắt đầu một năm học mới với nhiều điều hứa hẹn trong tương lai. Mong ước ấy được gửi gắm vào những chùm bóng bay được thả lên bầu trời trong ngày lễ khai giảng. Buổi lễ ấy thật đặc biệt và nhiều cảm xúc đối với em!

Mặc dù đã được nghe cô phổ biến, dặn dò thế nhưng khi đến trường, em vẫn rất bất ngờ trước khung cảnh trên sân trường. Những hàng ghế màu xanh trải dài, ngay hàng thẳng lối được chia theo lớp học. Sân trường đã được các bác lao công quét dọn sạch sẽ nên trường, lớp vô cùng gọn gàng, khang trang. Ở hai bên hành lang, những đóa hoa hồng bung nở rực rỡ dưới nắng ban mai. Những lẵng hoa chúc mừng cũng được xếp ngay ngắn bên cạnh tấm bảng “Chào mừng năm học mới”. Nhìn bức tranh tươi đẹp trước mắt, em đã nghĩ rằng: “Đây mới đúng là không khí của ngày “toàn dân đưa trẻ đến trường”…. (Còn tiếp)

Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người ngữ văn 7 tập 2

Bài văn biểu cảm về con người

Bài văn mẫu số 1

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi cũng như vậy.

Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất xinh đẹp, trẻ trung.

Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích.

Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn.

Xem Thêm  [2022] 5+ Cuộc thi Marketing nổi tiếng nhất hiện nay

“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” – Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của mình.

Vẽ Tranh 20-11 Đơn Giản, Đẹp, Ý Nghĩa Tri Ân Thầy - Cô Giáo

Bài văn mẫu số 2

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh”

Thầy cô giáo giống như những người lái đò thầm lặng đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò đến với bến bờ của tri thức.

Cô Nguyễn Phương là người giáo viên mà em cảm thấy vô cùng yêu mến. Cô là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của em. Năm nay, cô khoảng ba mươi lăm tuổi. Dáng người của cô nhỏ nhắn, thanh mảnh. Mái tóc đen dài, luôn được buộc gọn gàng. Cô cao khoảng một mét sáu mươi lăm. Khuôn mặt trái xoan với nước da trắng hồng rạng rỡ. Đôi mắt sáng với ánh nhìn toát ra vẻ dịu dàng. Mỗi khi nhìn vào ánh mắt ấy, em cảm nhận được sự yêu thương mà cô dành cho học trò. Cô có giọng nói ấm áp, dịu dàng. Mỗi khi cô giảng bài, chúng em đều say sưa lắng nghe.

Em cảm thấy cô là một giáo viên vô cùng nhiệt huyết. Mỗi giờ học, cô đều yêu cầu chúng em chú ý lắng nghe bài giảng. Không chỉ vậy, cô còn tạo ra bầu không khí sôi nổi, vui vẻ để tiết học hiệu quả hơn. Mỗi khi có một bạn học sinh không hiểu bài là cô sẽ kiên nhẫn giảng lại. Ngoài giờ học, cô Nguyễn Phương vẫn dành cho học trò sự quan tâm. Chúng em đều rất yêu quý cô.

Mỗi kỉ niệm về cô đều khiến em cảm thấy trân trọng. Tuy bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng em vẫn nhớ đến cô với những tình cảm tốt đẹp, và lòng kính trọng vô cùng.

Có thể thấy rằng, mỗi người thầy, người cô đều đáng kính, đáng yêu. Bởi vậy, chúng ta hãy luôn dành cho họ sự tôn trọng, yêu mến.

Bài văn mẫu số 3

Thầy cô – những người thầm lặng đã dìu dắt chúng ta nên người. Bởi vậy, em luôn dành cho họ sự yêu mến, kính trọng.

Người giáo viên em yêu mến nhất là thầy Cường. Thầy là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của em. Cũng là giáo viên phụ trách dạy môn Toán của lớp em. Thầy đã gần năm mươi tuổi rồi. Dáng người cao, khá gầy. Mái tóc thầy đã điểm những sợi điểm bạc. Đôi mắt với ánh nhìn hiền từ. Giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng.

Thầy Cường là một giáo viên rất nhiệt huyết. Trong công việc, thầy luôn chỉn chu, nghiêm túc. Mỗi bài giảng đều được thầy chuẩn bị rất cẩn thận. Những giờ học của thầy cung cấp cho chúng em rất nhiều kiến thức. Sau mỗi giờ học tập căng thẳng, thầy lại trò chuyện với chúng em. Những câu chuyện khiến cả lớp thêm vui vẻ, thoải mái hơn. Thầy cũng rất quan tâm đến học sinh. Thầy luôn động viên chúng em cố gắng học tập. Các phong trào của lớp, thầy đều hướng dẫn, theo sát. Chúng em đều cảm thấy yêu mến, kính trọng thầy.

Không chỉ là kiến thức về môn Toán, thầy cũng đã dạy cho chúng em nhiều bài học về cách làm người. Em vẫn còn nhớ những ngày đầu mới bỡ ngỡ bước chân vào mái trường Trung học cơ sở, thầy đã chia sẻ nhiều điều bổ ích. Thầy luôn theo sát từng học sinh để giúp chúng em dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Khi học trò của mình mắc lỗi, thầy lại nhẹ nhàng nhắc nhở, bảo ban. Còn khi cả lớp đạt được kết quả tốt trong học tập, hay thi đua thì thầy lại động viên, khen ngợi. Mỗi kỉ niệm về thầy đều thật đáng quý.

Thầy cô giáo là những người đáng kính. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho họ lời tri ân. Em sẽ luôn nhớ đến thầy Cường, người giáo viên nhiệt huyết.

Tổng kết

Trên đây là nội dung bài viết Viết bài văn biểu cảm về con người sự việc lớp 7, cảm ơn Quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK:

Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc

NHẬN LÌ XÌ ĐẦU NĂM

GHI DANH HỌC VIÊN