[2022] Tổng hợp kiến thức kinh doanh cơ bản cho mọi đối tượng

kiến thức kinh doanh
Chia sẻ:

Với những bạn đang ấp ủ dự định khởi nghiệp, trước khi bắt tay thực hiện ý tưởng của mình, nên đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị, rèn luyện đầy đủ kiến thức kinh doanh căn bản, cũng như kỹ năng kinh doanh cơ bản để có khả năng điều khiển, vận hành thật tốt công việc của mình ngay từ ban đầu. Hãy theo dõi bài viết sau để có sự chuẩn bị nền móng kiến thức thật tốt nhé.

TƯ VẤN KHOÁ HỌC CONTENT

Ý tưởng – kiến thức kinh doanh cơ bản quan trọng đầu tiên

Trước khi tiến hành bất cứ dự định nào trong kế hoạch chuẩn bị kiến thức kinh doanh, tất nhiên bạn sẽ cần có một ý tưởng để nghiên cứu và phát triển. Vậy, ở bước này, hãy đảm bảo ý tưởng kinh doanh của bạn đáp ứng 3 yếu tố sau đây:

  • Khác biệt: Để tăng tỉ lệ phát triển thành công ý tưởng, bạn cần tạo ra sự khác biệt, riêng biệt. Hàng hóa của bạn có gì khác, có gì đặc biệt, thu hút hơn các sản phẩm cùng loại?Mô hình buôn bán của bạn lợi thế hơn đối thủ ra sao? Và tối thiểu, bạn cũng cần nắm bắt tất cả điểm thu hút chính của mặt hàng mình kinh doanh. Sản phẩm bạn bán độc đáo hơn các món khác trên thị trường ở điểm nào?Khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn sẽ nhận được gì, chính sách ưu đãi có tốt hay không, khác biệt ra sao so với lợi ích mà đối thủ cạnh tranh cùng sản phẩm mang đến cho người mua hàng của họ?

kiến thức kinh doanh

  • Phù hợp: Ý tưởng về kiến thức kinh doanh cần có sự độc đáo, khác biệt. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩ với việc bạn biến ý tưởng của mình trở thành một thứ bất khả thi, không phù hợp với thị trường, tình hình kinh tế hiện tại.Và quan trọng nhất là không phù hợp với tầng lớp, đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang muốn hướng đến. Kiến thức kinh doanh này nhắc nhở bạn phải tìm kiếm sự riêng biệt cho ý tưởng, mà vẫn bảo đảm chúng đáp ứng tốt được các điều kiện thực tế so với tình hình chung.
  • Triển vọng: Sau khi ý tưởng đáp ứng được 2 yếu tố về sự sai biệt và tính phù hợp. Lúc này, bạn cần nghiên cứu thị trường sản phẩm và phân khúc khách hàng hướng đến.Hãy cân nhắc xem con đường đã chọn có tiềm năng, nhiều cơ hội hay không. Và với mặt hàng này, bạn có thể đi được bao xa. Liệu rằng ý tưởng kinh doanh của chúng ta sẽ hiện hữu được trong bao lâu mà không bị đào thải?Tìm hiểu thật kỹ, tính toán xem lợi nhuận thu về có thể tiềm năng như dự tính không, cơ hội phát triển và thị trường kinh doanh có cơ hội mở rộng đến đâu, v.v. Đây là những vấn đề bạn buộc phải giải đáp, nhằm giảm thiểu xác suất rủi ro trong việc xác định một ý tưởng kinh doanh thành công.
Xem Thêm  Nghề biên tập viên là gì? Làm gì để trở thành một biên tập viên

kiến thức kinh doanh

Mô hình kinh doanh – kiến thức kinh doanh thiết yếu

Những ý tưởng khác nhau sẽ cần những mô hình kinh doanh khác nhau, phù hợp cho từng mặt hàng, từng lĩnh vực. Ở kiến thức kinh doanh này, chúng tôi sẽ liệt kê các tiêu chí hỗ trợ bạn xác định mô hình để trang bị kiến thức kinh doanh cho mình một cách cụ thể nhất. Và để thực hiện điều đó, hãy trả lời thật chi tiết những câu hỏi dưới đây:

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn thuộc tầng lớp nào? Độ tuổi khoảng bao nhiêu? Là những ai?
  • Mặt hàng bạn kinh doanh có thể mang lại ích lợi gì cho họ?
  • Bạn sẽ làm cách nào để khách hàng tiếp cận được với sản phẩm của mình?
  • Dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng bạn lựa chọn có thể làm hài lòng người mua hàng, người sử dụng dịch vụ không?
  • Dự tính mức lợi nhuận bạn có thể thu về là bao nhiêu? Trong thời gian bao lâu?
  • Bạn sẽ tiến hành triển khai những hoạt động kinh doanh như thế nào?
  • Bạn cần tuyển dụng nguồn nhân viên ra sao? Ở các vị trí nào? Đáp ứng tiêu chí gì?
  • Bạn có cộng tác với ai nữa không?
  • Nguồn vốn bạn cần dự trù để thực hiện kinh doanh là bao nhiêu?
    kiến thức kinh doanh

Hình thức kinh doanh – kiến thức kinh doanh cần chuẩn bị

Hãy xác định rõ ràng ngay từ ban đầu, bạn dự tính đầu tư, kinh doanh tự thân hay cộng tác với ai?

Nếu chọn khởi nghiệp bằng hình thức kinh doanh tự thân, ban đầu bạn có thể sẽ đi nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu xét về quãng đường dài, đi được bao xa, hình thức này thường khó thể bằng được khi bạn chọn hợp tác cùng với một người cộng sự tốt. Như Ken Blanchard đã từng nói: “Không một ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta”.

Xem thêm: [Updated 2022] 3 phần mềm bán hàng livestream được dùng nhiều nhất

Song song đó, việc chọn đối tác phù hợp cũng là một kiến thức kinh doanh rất quan trọng. Vì “Nhiều người trên thế giới này có thể làm bạn, những không thể làm đối tác” (Jack Ma). Vậy nên hãy cẩn thận để tìm một cộng sự tốt, thực sự phù hợp với dự án, ý tưởng của bản thân trong quá trình đầu từ hành trang tiến vào thế giới kiến thức kinh doanh.

Xem Thêm  Các chiến lược bán hàng hiệu quả: Tăng cường doanh số và gia tăng lợi nhuận

Bạn có thể tham khảo một vài tiêu chí sau: không quá đối lập về thế giới quan, cùng chung chí hướng và mục tiêu phát triển, có tư duy, kiên định, v.v. Lưu ý, bạn nên hạn chế chọn hợp tác với người thân, nếu có thể, hãy chọn người lạ; yêu cầu cổ đông góp vốn cùng với bạn và phải giữ chữ tín trong ngành kinh doanh.

kiến thức kinh doanh

Chiến lược marketing ­– kiến thức kinh doanh cần có

Hãy đầu tư xây dựng tốt kế hoạch và lên chiến lược phát triển kênh marketing.

Ở thời điểm công nghệ số hiện đại như bây giờ, bạn thường chọn phương thức nào để quảng bá, đưa sản phẩm tiếp cận được đến tay người tiêu dùng?

Phổ biến nhất bắt buộc phải kể tới chính là hình thức marketing thông qua internet – mạng xã hội, tivi, biển hiệu, áp phích hay banner quảng cáo, v.v. Đây là các phương pháp hữu hiệu nhất thời điểm hiện tại, mang lại hiệu quả bất ngờ cho nhiều doanh nghiệp mới.

Thời gian đầu, bạn phải tập trung 100% sức lực, rèn luyện phương châm nỗ lực hết mình để đạt được sự hài lòng phía khách hàng. Từ đó, những lời giới thiệu truyền miệng, kết hợp truyền thông marketing sẽ giúp doanh nghiệp ngày một ổn định hơn. Bắt đầu tạo ra lợi nhuận, dần tăng trưởng. Hãy trân trọng từng hợp đồng, từng khách hàng cho dù thành quả nhận được là nhỏ nhất.

kiến thức kinh doanh

Chủ động học hỏi, phát triển ­– kiến thức kinh doanh phải ghi nhớ

Là một nhà kinh doanh, bạn phải nhớ bao giờ cũng chủ động học hỏi để phát triển bản thân. Vì kiến thức là vô tận và nguồn kiến thức luôn đổi mới mỗi ngày. Do đó, là một người có chức vụ cao, bạn nên chủ động cập nhật kiến thức bản thân mỗi ngày.

Đó không chỉ là kiến thức kinh doanh, về lĩnh vực chuyên môn mà còn là kỹ năng sống, để có khả năng điều khiển và quản lý công việc thật tốt. Và phải luôn nhớ rằng: Đừng bao giờ từ bỏ khi thất bại.

Các phương pháp bổ sung kiến thức kiến thức kinh doanh

kiến thức kinh doanh

Bạn có thể tự học bằng cách chọn đọc các đầu sách về lĩnh vực kinh doanh. Hoặc đọc báo, tạp chí chuyên ngành, tham gia các nhóm chia sẻ kiến thức kinh doanh để cập nhập kiến thức mới mỗi ngày.

Bên cạnh đó, nếu muốn học hỏi thêm kinh nghiệm và lắng nghe chia sẻ từ những người thành công, bạn có thể tham gia webinar, học online trên các website đào tạo trực tuyến.

Hay đăng ký khóa học ngắn hạn ở trung tâm, để được kết nối với các trường đại học, công ty lớn. Thông qua đó cũng góp phần tạo thêm các mối quan hệ mới, hỗ trợ bạn trong việc kinh doanh, tìm đối tác, khách hàng.

Kỹ năng kinh doanh cần có khi khởi nghiệp

Bất kể hướng tới phương thức kinh doanh nào, vẫn có một số kỹ năng bạn nhất định phải nắm để quản lý tốt công ty và kinh doanh thành công. Kết quả bạn đạt được từ kiến thức kinh doanh này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nắm bắt và vận dụng kỹ năng nhanh chóng, thấu đáo.

Xem Thêm  Quảng cáo Facebook ads - Hướng dẫn lập chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất mới 2020

Kỹ năng quản lý dự án

kiến thức kinh doanh

Quản lý dự án là nhiệm vụ cực kì quan trọng trong kinh doanh. Việc này ảnh hưởng đến các bước trong kế hoạch kinh doanh của công ty: xác định rõ mục tiêu, vận hành, quản lý và bảo đảm tất cả mọi thứ đi đúng tiến độ ban đầu đã định ra.

Kỹ năng về kế toán

Bạn phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản về năng lực dự toán, quản lý thu chi cũng như thực hiện các báo cáo cuối năm cho doanh nghiệp.

Hãy nhớ nắm vững các nguyên tắc tính toán lợi nhuận, dự báo ngân lưu. Việc này nhằm giữ vững đầu tư và cung cấp cho doanh nghiệp của bạn một khuôn khổ, một ‘bản đồ’ vững chắc để tăng trưởng.

Kỹ năng lãnh đạo

Nếu bạn đang dự định khởi nghiệp, hoặc bạn là chủ của một công ty, vậy lãnh đạo sẽ là một trong những kỹ năng chính yếu bắt buộc phải có. Bạn cần năng lực tạo ra sự thúc đẩy, động lực và kích thích toàn bộ công, nhân viên, khuyến khích họ tạo ra giá trị cho công ty.

Sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuốc rất lớn vào tinh thần và năng suất làm việc của lực lượng lao động. Vì lẽ đó, là một cấp trên, bạn phải đảm bảo năng suất của họ đang ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, lãnh đạo không phải gắn liền với sự độc đoán. Thay vì thế, bạn cần phải có tâm thế hoà nhã, tiếp thu để lắng nghe những mối quan tâm và những lời đề xuất từ nhân viên của mình.

Kỹ năng trình bày

kiến thức kinh doanh

Đối tác, khách hàng, nhân viên có thể hiểu được giá trị cốt lõi và định hình đúng về công ty của bạn hay không chủ yếu dựa vào khả năng trình bày, năng lực giải thích của chính bạn.

Vì vậy, nếu chưa đủ tự tin và nắm chắc về kỹ năng này, nên cân nhắc việc đăng ký tham gia ít nhất một khóa học trình bày, thuyết trình trong kinh doanh hoặc nói chuyện trước công chúng. Việc này cũng sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin, cải thiện năng lực quản lý và đạt kết quả tốt khi truyền tải thông điệp đến người khác.

Kỹ năng bán hàng

Khi mới khởi nghiệp, gần như bạn sẽ phải tự mình làm tất cả mọi thứ, và việc bán hàng cũng vậy. Nhưng làm thế nào để bán hàng hiệu quả luôn yêu cầu những kỹ năng độc đáo.

Bạn đang tham khảo bài viết tại chuyên mục: KIẾN THỨC MARKETING. Click vào đây nếu muốn xem thêm nhiều bài viết tương tự nhé.

Nếu bạn thiếu chưa đủ tự tin vào kỹ năng này,. bạn hoàn toàn có thể tìm tòi và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước. Hãy trang bị cho mình những trải nghiệm cần thiết khi tiếp xúc và thuyết phục khách hàng.

kiến thức kinh doanh

Tổng kết

Để khởi nghiệp, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị cho mình rất nhiều về kiến thức kinh doanh, kết hợp rèn luyện kỹ năng. Thông thường ở giai đoạn đầu, nhân sự công ty chưa nhiều, chính bạn sẽ phải phụ trách hầu hết toàn bộ công việc.

Vì vậy để vận hành suôn sẻ, bạn cần có sự trang bị thật kỹ để không phải bối rối khi tiếp xúc thực tế. Hãy vững lòng tin, đừng bao giờ bỏ cuộc khi gặp thất bại. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin cần thiết cho bạn.

Và nếu bạn vẫn chưa biết nên tìm đến nơi nào có thể thêm thông tin về content, SEO, kiến thức kinh doanh… đầy đủ và nhất, hãy bắt đầu theo dõi Nghề content để biết thêm nhé.

Leo Minh

Leo Minh

CO FOUNDER ATP ACADEMY Điểm mạnh của anh chàng này là viết, chia sẻ. Sẽ không khó để bạn có thể gặp bài viết anh ấy chia sẻ trên các Fanpage lớn về kinh doanh, làm giàu & phát triển bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK:

Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc

NHẬN LÌ XÌ ĐẦU NĂM

GHI DANH HỌC VIÊN