Freelancer là làm gì? Cách để trở thành một Freelance

Freelancer là làm gì
Chia sẻ:

Ngày nay có rất nhiều xu hướng nghề nghiệp mới. Trong đó phải kể đến một nghề vô cùng “thời thượng” Freelance và những người làm nghề này là Freelancer. Vậy Free lancer là làm gì? Bạn đã bắt kịp xu hướng và hiểu Freelancer là gì? Công việc Freelancer là làm những gì? Và có nên theo đuổi công việc này không? Cung Nghề Content tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Freelancer là làm gì?

  • Freelancer có thể hiểu đơn giản là người thực hiện các công việc, nhiệm vụ cho người sử dụng người lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Freelancer được trả thu nhập theo số tiền hai bên đã thương lượng trước đó sau khi hoàn thành công việc.
  • Freelancer có thể làm việc full time hoặc bán thời gian, làm việc cho một hoặc nhiều người cùng một lúc. Thuê Freelancer là cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi có các dự án ngắn hạn.

Nghề freelancer có nhiều cơ hội việc làm

Nghề freelancer đã phổ biến từ lâu trên thế giới, riêng tại thị trường Việt Nam mới chỉ phát triển trong khoảng 3 năm trở lại đây. Hiện tại có nhiều doanh nghiệp thích thuê các freelancer để làm một số công việc của mình, đơn giản vì chi phí rẻ hơn rất nhiều so với một công ty dịch vụ hoặc lập thêm một phòng ban mới. Còn về freelancer, họ có nhiều cơ hội việc làm, vì có thể cùng lúc làm nhiều dự án, không có giới hạn làm cho bao nhiều người. Điều quan trọng là freelancer phải trả kết quả công việc đúng như cam kết trong hợp đồng.

Các nghề freelancer phổ biến ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo như thiết kế trang web, viết bài, dịch thuật,  tổ chức sự kiện, seo website, dạy kèm trực tuyến,… Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu cụ thể riêng, tùy vào khả năng của mình, bạn có thể chọn một nghề freelancer phù hợp.

Với sự phát triển của công nghệ, hình thức làm việc tự do (freelance) cho phép bạn có nguồn thu nhập mỗi tháng mà vẫn chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc. Với các bạn du học sinh, freelance là hình thức làm việc lí tưởng bởi bạn có thể sắp xếp thời gian trong ngày để vừa học và vừa làm. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về freelancer, các công việc freelance phổ biến và một số trang web tìm kiếm công việc freelance uy tín!

Ưu, nhược điểm của hình thức làm việc tự do

Cùng Nghề Content phân tích một số mặt ưu, nhược điểm của hình thức làm việc freelancer. Bạn có thể dựa trên những gợi ý này để quyết định xem hình thức freelancer có phù hợp với mình không.

Ưu điểm: 

  • Sự linh hoạt: Thay vì có mặt tại nơi làm việc trong khung thời gian cố định, bạn có thể lựa chọn làm việc vào khoảng thời gian bạn thấy tập trung nhất hay bất cứ nơi đâu bạn muốn như ở nhà, quán cafe, thư viện hay thậm chí là làm việc khi đang đi du lịch.
  • Chủ động kiểm soát công việc: Làm freelance cho phép bạn toàn quyền lựa chọn công việc hay người chủ dự án mà bạn cảm thấy phù hợp. Nếu công việc đó không đúng chuyên môn của bạn hay tiền lương quá thấp, bạn có thể từ chối nó mà không có bất cứ ràng buộc gì và nhanh chóng tìm một công việc khác.
  • Cải thiện kĩ năng: Freelancer sẽ tiếp nhận nhiều yêu cầu khác nhau từ các chủ dự án, được thực hành ngày càng nhiều và có nhiều phương thức làm việc tối ưu và hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội nâng cao kỹ năng đàm phán, kĩ năng giao tiếp hay nhận được nhiều cơ hội hợp tác hấp dẫn.
  • Khách hàng quốc tế: Vì hầu hết các công việc freelance được tuyển dụng trực tuyến, bạn có thể làm việc với những chủ dự án đến từ các quốc gia khác nhau, gặp gỡ với nhiều người làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội khác để phát triển bản thân và nghề nghiệp.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi kỉ luật và tự giác cao: Làm việc tự do ở nhà có thể khiến bạn rơi vào tình trạng lười biếng hay trì hoãn. Chính vì thế, bạn cần sự tự giác cao trong công việc, chủ động sắp xếp thời gian làm việc và chịu trách nhiệm về các dự án, tiến độ công việc trước khách hàng.
  • Cạnh tranh cao: Bạn sẽ luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh bất kì lúc nào. Để dành được mỗi dự án, bạn luôn phải chủ động nghiên cứu về công việc, chào giá với chủ dự án và không ngừng nỗ lực đưa đến những dịch vụ tốt nhất, cạnh tranh nhất cho khách hàng của mình.

Khó khăn của nghề Freelance

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng khi lựa chọn trở thành một Freelancer, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như:

Khó khăn trong tìm kiếm dự án

Bạn mới vào nghề, chưa từng kinh qua dự án nào, bạn hào hứng để thử sức với các vai trò. Nhưng sau vài tháng theo đuổi nhiều người đã bỏ cuộc do “đói dự án”. Không dễ gì để doanh nghiệp giao dự án nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Nếu đã hạ quyết tâm nghỉ việc để theo đuổi Freelancer, bạn cần có sự kiên trì. Thay vì ảo tưởng với những dự án lớn xa tầm với, bạn hãy bắt đầu cộng tác từ những dự án nhỏ để lấy kinh nghiệm và chứng tỏ bản thân. Rồi sau đó hãy phát triển và tiến đến dự án lớn hơn. Như vậy sẽ đảm bảo cho cuộc sống của bạn, cũng giúp bạn tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Nếu công việc dễ, cạnh tranh sẽ rất lớn

Cạnh tranh là điều không tránh khỏi ở bất kỳ lĩnh vực hay việc làm nào. Kiếm tiền Freelancer cũng thế dù cho đây là ngành nghề mới và có nhiều cơ hội phát triển đi chăng nữa.  Nếu bạn chọn công việc đơn giản như tăng like, dịch thuật… đồng nghĩa với có rất nhiều đối thủ cũng làm việc giống bạn. Thậm chí bạn còn bị cạnh tranh ở rất nhiều khía cạnh. Có rất nhiều người có thể làm tốt hơn với giá cả dễ chịu hơn của bạn.  Vì thế bạn phải có nỗ lực phát triển bản thân, đột phá hơn trong công việc thì về lâu dài bạn mới có nhiều khách hàng và bước đi vững chắc trên con đường của Freelancer chuyên nghiệp.

Không cẩn thận là gặp lừa đảo

Freelancer làm việc mà không có hợp đồng hay ràng buộc pháp lý với doanh nghiệp. Đôi khi là làm việc mà chẳng hề quen biết, chỉ giao tiếp online mà chẳng biết mặt đối tác của mình là ai. Do đó, vấn đề lừa đảo thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, khi bạn hoàn thành dự án và gửi cho doanh nghiệp, nguy cơ “quỵt tiền” hoặc cắt giảm tiền so với thỏa thuận có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, trước khi làm bất cứ dự án nào cũng phải tìm hiểu đối tác của mình là ai? Đồng thời phải thỏa thuận mức lương rõ ràng trước khi thực hiện công việc.

Thu nhập không ổn định

Được tự do, linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc, mức thu nhập hấp dẫn nhưng Freelancer lại không có điều gì đảm bảo về tiền lương hàng tháng. Với công ty truyền thống, bạn có hợp đồng lao động, được trả lương ổn định, có bảo hiểm. Nhưng Freelancer lại khác, không có dự án thì lấy đâu ra thu nhập? Rồi mỗi tháng lại đau đáu nỗi lo thu nhập, có tháng dự án đếm không xuể, có tháng lại chỉ ngồi chơi xơi nước. Bấp bênh trong thu nhập cũng dễ khiến nhiều người chán nản và bỏ nghề.

Những kỹ năng cần có của một Freelancer là gì?

Không phải ai cũng có thể trở thành một người làm Freelancer giỏi. Bên cạnh việc thấu hiểu về bản chất Freelancer là gì thì người làm việc tự do cần có những kỹ năng bao gồm:

Kỹ năng cốt lõi

Kỹ năng cốt lõi là một tập hợp các kỹ năng bổ trợ cho các dịch vụ mà bạn cung cấp. Một nhà phát triển phần mềm web sẽ cần biết ngôn ngữ lập trình, HTML và cách xây dựng phần mềm của họ. Một nhà thiết kế tự do sẽ cần biết cách xử lý chi tiết hình ảnh, kỹ năng minh họa hay kỹ năng sử dụng phần mềm Illustrator, Photoshop

Vì bạn sẽ được thuê như một chuyên gia hoặc ít nhất là một người có kinh nghiệm với kỹ năng cốt lõi của bản thân, do đó, freelancer cần thành thạo những kỹ năng đó hoặc đang trên con đường làm chủ những kỹ năng cơ bản đó.

Xem thêm: Điều cần biết về làm website chuẩn SEO – cập nhật 8/2022

Kỹ năng vệ tinh

Kỹ năng vệ tinh là những kỹ năng xoay quanh kỹ năng cốt lõi của một freelancer. Ví dụ như nhà phát triển phần mềm web, các kỹ năng vệ tinh của họ có thể bao gồm:

  • Thiết kế web (CSS)
  • Thiết kế đồ họa (Photoshop, lý thuyết màu sắc)
  • JavaScript
  • Quản trị hệ thống
  • Tự động hóa (shell script, công cụ xây dựng)

Freelancer không cần phải là một chuyên gia về tất cả những kỹ năng vệ tinh. Những kỹ năng trên cần được biết để bổ sung cho kỹ năng cốt lõi của freelancer và giúp họ làm việc dễ dàng hơn với các chuyên gia khác trong lĩnh vực mà bạn đang hướng tới.

Kỹ năng kinh doanh

10 Kỹ năng nhân viên kinh doanh và tố chất để thành kinh doanh giỏi

Tất cả các kỹ năng cốt lõi và kỹ năng vệ tinh đều liên quan đến dịch vụ mà freelancer cung cấp, tuy nhiên đế quảng bá kỹ năng đó đến với phần rộng lớn hơn của thế giới, freelancer cần rèn luyện cho mình kỹ năng kinh doanh. Ở mức tối thiểu, freelancer cần nắm vững những kỹ năng kinh doanh bài bản như:

  • Kế toán – đủ để làm sổ sách kế toán cơ bản
  • Tài chính – đủ để hiểu mối quan hệ giữa thu nhập, chi phí và tiền mặt
  • Tiếp thị – đủ để thu hút khách hàng tiềm năng
  • Bán hàng – đủ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khiến họ trở thành khách hàng thực tế

Kỹ năng quản lý

Nhóm kỹ năng tiếp theo nằm giữa kỹ năng kinh doanh và kỹ năng cốt lõi chính là kỹ năng quản lý. Kỹ năng quản lý giúp freelancer giữ công việc hoạt động trơn tru hơn, bao gồm:

  • Giao tiếp
  • Điều hành các cuộc họp, teamwork
  • Tạo báo cáo và theo dõi hiệu suất công việc

Các công việc Freelance tiêu biểu & độ phổ biến

Thị trường Freelancer hiện tại có sự cạnh tranh rất cao, nên ngoài việc mình tổng hợp các công việc thì mình còn sẽ giúp bạn đưa ra những ngách mà bạn có thể lưu ý và lựa chọn hướng đi và phát triển sau này.

Dịch thuật

HOT] Top 10 công ty dịch thuật tại TPHCM chất lượng, uy tín

Nói về dịch thuật thì chắc chắn bạn phải có cho bản thân kỹ năng đầu tiên phải là “rành” về ít nhất một ngôn ngữ nào đó, ngữ pháp cũng cần phải chắc chắn.

Kỹ năng thứ 2 là bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ kỹ thuật chuyên ngành nào đó, chẳng hạn như: y tế, nông nghiệp, công nghiệp, …

Nếu bạn không có kiến thức chuyên về lĩnh vực mà khách hàng cần thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào dịch và diễn tả được hết ý của bài viết đó.

Ở công việc này bạn có thể nhận job theo yêu cầu:

  • Nhận dịch những bài viết, sách hay tài liệu đã có sẵn sang ngôn ngữ khác.
  • Nhận viết và dịch qua ngôn ngữ khác theo yêu cầu của khách hàng. Việc này đòi hỏi bạn cần phải có thêm kỹ năng viết, khó hơn là chỉ dịch thông thường, vì vậy mà bạn cần cẩn thận trong khâu đóng gói dịch vụ để không phải phí công sức bản thân bỏ ra.

Photographer/Designer/Video maker

Trong thập kỷ phát triển như vũ bảo của ngành digital marketing thì các nội dung dạng visual ngày càng được chú trọng & ứng dụng vô cùng rộng rãi.

Ví dụ: để tránh 1 bài viết toàn chữ “khô khan” thì cần những hình ảnh, và phải là những hình ảnh thật ấn tượng để có thể truyền tải được hết ý nghĩa và thông điệp của bài viết.

Nếu nói về thiết kế thì có rất nhiều ấn phẩm khác nhau mà bạn có thể lựa chọn niche mà đi theo như:

  • Banner
  • Logo
  • Poster
  • Áo thun
  • Bao bì sản phẩm

Ngoài ra, nếu bạn là 1 người yêu thích sự sáng tạo, và luôn muốn tạo ra những “siêu phẩm” qua hình ảnh thì có thể lựa chọn photographer và trau dồi cho bản thân ngay từ đầu với những ngách sau đây:

  • Chụp ảnh couple.
  • Chụp ảnh cưới.
  • Chụp model.
  • Chụp sản phẩm.

Với video maker cũng sẽ có những ngách tương tự như photograper.

Có rất nhiều shop bán hàng thuê Freelancer, yêu cầu cả chụp, thiết kế hình ảnh, thậm chí là quay video, đây là cách để bạn thêm gói dịch vụ và gia tăng thu nhập cho mình.

Video editor

Với sự “lười đọc” vô cùng lớn của đại đa số mọi người hiện nay thì những nội dung dạng video ngày càng chứng minh được tầm ảnh hưởng.

Mỗi ngày bạn có thể tiếp cận được với vài chục video với nhiều sản phẩm & thông điệp khác nhau. Để có những video vô cùng thu hút như vậy thì không chỉ có lên kế hoạch, quay rồi post video lên là được.

kiếm tiền freelacncer với video editor
Tiếp cận khách hàng thông qua video mang thông điệp gia đình.

Mà Freelancer chỉnh sửa video chính là người quyết định, họ sẽ thoải mái sự sáng tạo của mình để đem lại sự thú vị và truyền tải thông điệp của sản phẩm đến người xem thông qua video.

Thêm hiệu ứng, đồ họa, âm nhạc, soi từng chi tiết nhỏ, cắt ghép, lồng mọi thứ phải thật hợp lý.

Với công việc chỉnh sửa video hiện nay có rất nhiều ngách để bạn có thể lựa chọn như:

  • Chuyên về intro
  • Chỉnh sửa video cho các cá nhân làm youtuber, thường là những cá nhân muốn xây dựng thương hiệu thông qua video, nhưng họ lại có ít thời gian để tự làm.
  • Chỉnh sửa video về MV ca nhạc, phim ảnh (đây là những dự án lớn nên thường những người có kinh nghiệm lâu năm sẽ được tín nhiệm và lựa chọn).

Content writer

How to Choose a B2B Content Writer or Content Agency | LM Group

Với công việc này đòi hỏi bạn phải có đôi chút kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà bạn viết.

Công việc cho content writer phổ biến nhất hiện nay vẫn là lên kế hoạch & triển khai nội dung cho Fanpage, website bán hàng hoặc blog chia sẻ.

Để tăng sự hiệu quả và phát triển cho công việc bạn nên tập trung vào 1 hoặc 2 lĩnh vực nhất định. Có một thực trạng là hiện nay nhiều bạn “ôm show”, tham việc và lĩnh vực nào cũng nhận dẫn đến bài viết rất kém chất lượng, không có chiều sâu trong khi đó khách hàng mục tiêu & độc giả lại ngày càng tinh ý, ra quyết định thông minh hơn nhiều.

Những lĩnh vực ngách mà bạn có thể tập trung:

  • Công nghệ.
  • Đồ gia đình.
  • Review sách.
  • Làm đẹp, mỹ phẩm.
  • Tài chính.

Là người làm content thì bạn cần đặc biệt cập nhật mọi tin tức mới nhất, thông tin hữu ích trong lĩnh vực ngách mà bạn làm. Chỉ có như vậy bạn mới có thể sản xuất được những nội dung hay, thu hút sự quan tâm với cường độ liên tục.

Bạn đang tham khảo bài viết tại chuyên mục: KIẾN THỨC CONTENT . Click vào đây nếu muốn xem thêm nhiều bài viết tương tự nhé.

Thiết kế website/Lập trình

Website hiện nay vô cùng quan trọng và cần thiết trong mọi lĩnh vực, chính vì vậy bạn có thể lựa chọn nếu đã có kỹ năng & nền tảng ngay từ đầu.

Hiện tại thì phần lớn mọi người đều lựa chọn wordpress để bắt đầu xây dựng website, nên bạn có thể đi theo 2 hướng phổ biến sau:

  • Website bán hàng: Đây là dạng website không phải ai mới học cũng có thể làm đẹp được, mất nhiều thời gian, vì vậy mà rất nhiều người hiện nay luôn tìm đến những Freelancer để thuê họ làm web bán hàng.
  • Website dạng affiliate: Làm website dạng so sánh giá và tích hợp link affiliate từng sản phẩm đòi hỏi thời gian và công nghiên cứu rất nhiều của người làm, vì nó còn liên quan đến SEO, nên giá thành cho site dạng affiliate cũng được rao rất cao, mình thấy trung bình tầm 7.000.000đ cho 1 site.

Ngoài ra, nếu bạn là 1 dân lập trình thì có thể tận dụng để kiếm tiền với Freelancer, vì website mà bạn phải can thiệp bằng code mình thấy giá thành khá cao, tùy vào độ khó của công việc như:

  • Viết website: viết toàn bộ website bằng code, công việc này khá khó, ít cá nhân nào dám nhận nhưng giá thành lại khá xứng đáng cho công sức của bạn.
  • Viết theme: Với những khách hàng khó tính thì họ không hài lòng với nhiều theme có sẵn, nên họ thường thuê Freelancer để viết riêng theme cho website. Số lượng khách hàng như này rất ít nhưng giá cả cho 1 theme bạn tự viết thường rất cao.
  • Tối ưu website: Để tốc độ tải trang được tốt nhất và tối ưu UX/UI cho website thì bạn cần can thiệp vào bằng code và chỉnh sửa. Đây là niche mà bạn có thể đi theo.

SEO

Kiếm tiền Freelancer với SEO cũng là hình thức mà bạn nên tham khảo.

SEO luôn có một chỗ đứng “vững chắc” trong chiến lược tiếp thị số của rất doanh nghiệp lớn, vừa & nhỏ trong nhiều năm nay bởi khả năng mang về khách hàng thụ động mà nó mang lại ở lâu dài.

Ngoài việc tiết kiệm được chi phí quảng cáo & phù hợp với những cá nhân, doanh nghiệp có ngân sách khiêm tốn. SEO còn giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được lượng khách hàng khổng lồ & có tỷ lệ chuyển đổi cao đến từ các công cụ tìm kiếm như Google.

SEO cũng là top công việc Freelance luôn được tìm kiếm hàng đầu trên các network việc làm Freelancer.

Bạn có thể thử tìm kiếm trên Google từ khoá “dịch vụ SEO” để thấy được độ cạnh tranh cực lớn ở mảnh đất này. Nhu cầu không thiếu chỉ cần bạn đủ khả năng & phát triển kỹ năng SEO ngày càng giỏi hơn.

kiem-tien-voi-freelancer-seo-google

Với SEO thì có rất nhiều job niche mà bạn có thể kiếm tiền được như:

  • Nghiên cứu và lên kế hoạch cho từ khóa.
  • Lên kế hoạch content xung quanh bộ từ khóa.
  • Xây dựng liên kết trỏ về website (link building)

Để tránh việc cạnh tranh gay gắt với những người đi trước thì bạn có thể đi theo từng niche nhỏ như vậy, có thể ban đầu thu nhập không nhiều nhưng về lâu dài bạn sẽ biết cách khai thác thị trường và phát triển với quy mô lớn hơn.

Tổng kết

Những gợi ý về các nghề freelancer sẽ giúp được phần nào cho việc định hướng về công việc cũng như nguồn thu nhập phụ của bạn. Tất cả những công việc này đều có đặc điểm chung là có máy tính và kết nối với internet. Từ khoá “freelancer” đang hot trong vài năm gần đây. Ngoài việc học, việc làm thì đây là giải pháp tốt nhất cho để kiếm thêm thu nhập riêng. Tuy là làm việc tự do, không gò bó về thời gian nhưng đòi hỏi bạn phải chịu khó, kiên trì. Có làm thì sẽ có lương, lương cao hay thấp tuỳ thuộc vào bạn. Tuy vậy nếu bạn luyện tay nghề của mình đến trình master thì không thể lo lắng về thu nhập nữa. Chúc các bạn thành công!

Và nếu bạn vẫn chưa biết nên tìm đến nơi nào có thể cung cấp SEO thông minh tốt nhất, hãy bắt đầu theo dõi Nghề content để biết thêm nhé.

 

Leo Minh

Leo Minh

CO FOUNDER ATP ACADEMY Điểm mạnh của anh chàng này là viết, chia sẻ. Sẽ không khó để bạn có thể gặp bài viết anh ấy chia sẻ trên các Fanpage lớn về kinh doanh, làm giàu & phát triển bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK:

Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc

NHẬN LÌ XÌ ĐẦU NĂM

GHI DANH HỌC VIÊN