Cách lập kế hoạch làm việc và các tiêu chí để chọn mục tiêu

Cách lập kế hoạch năm
Chia sẻ:

Bạn đã biết cách lập kế hoạch như thế nào là đúng khả năng bản thân không? Nếu có một kế hoạch và mục tiêu đúng, rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng thực hiện và theo dõi các kết quả mình đạt được. Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch năm một cách tốt và hiệu quả nhất.

TẠI SAO CẦN BIẾT CÁCH LẬP KẾ HOẠCH

Chắc chắn đầu năm vào những ngày làm việc đầu tiên như thế này thì ai ai cũng đang hăng say, nhiệt huyết với công việc và cố gắng lập cho mình được những kế hoạch cá nhân ngầu lòi, chi tiết vãi nhưng rốt cuộc nó cũng chỉ được đến tuần thứ 2 của tháng là bắt đầu đâu lại vào đấy, xong rồi 1 năm sau nhìn lại thì may ra kế hoạch của chúng ta chỉ toàn là những con số, đạt số thì là đạt kế hoạch, không đạt số thì coi như hỏng kế hoạch.

Thực ra, bạn cũng chỉ đang giống với vài tỷ người trên thế giới, cũng là một người làm việc không biết cách lập kế hoạch (hoặc không bám sát kế hoạch) và nó chung quy cũng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Vì bạn không lập kế hoạch (chắc chắn rồi)
  • Vì bạn… là người không KỶ LUẬT
  • Vì bạn… là một người làm việc rối nùi, không làm theo kế hoạch
  • Vì bạn… chọn những mục tiêu sai (năm nay tôi sẽ giàu… ok, giàu hơn năm qua là được)
  • Vì bạn… chọn những mục tiêu không phù hợp (đâm ra làm chán quá nản)
  • … và rất rất nhiều lý do khác khiến chúng ta bao năm qua chả có tí gì gọi là kế hoạch (chứ đừng nói còn chia ra tháng, quý, năm…).

Ok, hãy cùng tìm hiểu bên dưới về cách lập kế hoạch và chọn mục tiêu của mình bên dưới, nhớ là đọc tham khảo chứ đừng ném đá nhó

MỤC TIÊU LÀ CỐT LÕI CỦA KẾ HOẠCH

  • Nếu bạn không có mục tiêu —-> bạn không có kế hoạch
  • Nếu mục tiêu bạn không rõ ràng —-> bạn không có kế hoạch
  • Nếu mục tiêu bạn không khả thi —-> bạn là người ảo tưởng

Thực chất năm nào mình cũng cho dàn nhân sự hoặc cả các học viên của mình lập các kế hoạch đầu năm nhưng sự thật thì nó luôn dính vào các trường hợp trên. Mọi người lập kế hoạch nhưng mọi người luôn đưa ra những ý tưởng không thể nào làm được hoặc rất khó, vượt quá sức của mình (> cả 1000% so với năm cũ)… vậy thì làm sao mình có thể làm được?

Bản chất của việc lập kế hoạch cá nhân là gì?

Lập kế hoạch là mình đang vẻ ra một con đường, con đường đó sẽ là lộ trình mình đi trong suốt quảng thời gian và mình chỉ follow đúng 1 con đường đó thôi, nó cũng giống như bạn đang đi xe máy từ nhà đến trường vậy, một lộ trình, một hướng đi… NHƯNG ĐÓ LÀ KHI BẠN ĐÃ CHỌN ĐƯỢC MỘT CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT.

Chắc chắn trong quá trình làm việc mình sẽ luôn có nhiều sự thay đổi trong kế hoạch, mình sẽ không thể chắc chắn được con đường ngắn nhất vì đó là con đường lần đầu tiên mình đi (kế hoạch là lập cho tương lai, mà tương lai không thể nào đi lại 2 lần)

—-> vì thế chúng ta sẽ luôn có quá trình REPLAN liên tục trong cách lập kế hoạch. NHƯNG, nếu như cứ replan mãi thì chắc chắn không bao giờ kế hoạch có thể thực hiện được… và vì thế, chúng ta phải có MỤC TIÊU.

MỤC TIÊU là kim chỉ nam của mọi kế hoạch, mục tiêu là thứ mà chúng ta phải hướng tới và nó có sự RÕ RÀNG, NHÌN THẤY ĐƯỢC và CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC.

Chẳng hạn bạn đang 130 ký và bạn đặt mục tiêu mình giảm xuống 60 ký thì đó là một điều kha khá vô lý (nếu nó làm trong 1 tháng), nhưng nếu bạn đặt 130 ký xuống còn 110 ký trong 2 tháng thì nó là điều khả thi.

MỤC TIÊU thường nó sẽ chia ra làm các cột mốc:

  • Mốc 1: mục tiêu quá dễ, khẩy tay cái là có được
  • Mốc 2: mục tiêu dễ tương đối, làm không mất quá nhiều công sức
  • Mốc 3: Mục tiêu trung bình, vừa tầm khả năng (80% công lực)
  • Mốc 4: Mục tiêu khó, rất cố gắng mới đạt được
  • Mốc 5: Mục tiêu siêu khó, cần phải lột xác thành con người mới thì mới làm được

Mình phải hiểu rõ khả năng của mình, ví dụ như để viết 1 bài viết như thế này thì nó là điều khá dễ với Minh, nhưng viết 1 cuốn sách thì khá khó, phải rất cố gắng mới đạt được, viết 1 cuốn sách hàn lâm chi tiết cần sự nghiên cứu thì là mục tiêu siêu khó… dạng dạng vậy.

Có rất nhiều người không hiểu khả năng của họ, họ làm việc như một cái máy và họ chỉ làm theo bản năng… và khi một việc mới được giao tới thì tư duy của họ là đùn đẩy, không muốn thay đổi, không muốn làm việc khác. Cái này thì là tùy mỗi người thôi, mình chọn cuộc sống an nhàn cũng là điều tốt. NHƯNG, nếu bạn không hiểu được khả năng của mình, thì bạn sẽ không bao giờ biết được bản thân mình nên cố gắng như thế nào, phát triển tiếp ra sao…. và thế là cứ liệt kê kế hoạch ra cho có lệ chứ công việc vẫn i xì năm cũ.

Xem Thêm  Hướng dẫn cách ẩn lượt like trên Facebook cực đơn giản

MỤC TIÊU thì sẽ thường đi với các TIÊU CHÍ sau:

  1. Là một con số hay một sự việc HỮU HÌNH: thay vì nhiều tiền thì hãy nói rõ con số là bao nhiêu tiền, thay vì học giỏi tiếng anh thì hãy nói đạt Ielts bao nhiêu chấm, thay vì học vẽ thì nói rõ sẽ vẽ được 1 bức chân dung cho mẹ…
  2. Là một thứ KHẢ THI: bay lên mặt trăng là một thứ không khả thi, khả thi là thứ mà NHỮNG NGƯỜI CÙNG ĐẲNG CẤP VỚI MÌNH họ đã từng làm được, và đó là nằm trong khả năng mà mình có thể với tới đã từng thi ielts được 6.5 thì có thể đặt mục tiêu lên 8.0 chẳng hạn.
  3. Là một thứ NGẮN HẠN: hoặc đúng trong hạn định mình có thể làm được, hoặc là không làm. Trong một năm mà liệt kê mình sẽ học design, landing page, seo, facebook ads, google ads v.v…. thì tới mùa quýt chưa xong (trừ thần đồng ra)
  4. Là một thứ PHÙ HỢP với bản thân: phù hợp với công việc, phù hợp với độ tuổi (hoặc là những thứ phi độ tuổi), phù hợp với nguồn tài nguyên đang có, phù hợp với môi trường, tương lai v.v….
  5. Là một thứ HỮU ÍCH: thứ đó có giúp ích cho công việc sau này không, có giúp mình tăng lương không, có phải là thứ mà công ty nào cũng cần không, v.v…
  6. Là một thứ…. mà mình biết ĐƯỜNG ĐI (cái này nên lựa chọn khi đã lọc ra được 3-5 mục tiêu): … chứ không thì cũng mò đường thấy bà.

CHỐT: Hãy đặt một mục tiêu thật chuẩn chỉ, chỉ có mục tiêu chuẩn chỉ và hợp ní thì mới giúp cho bản thân có con đường rõ ràng và rành mạch để đi theo.

HIỂU RÕ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN MỤC TIÊU

Trước khi bạn học cách lập kế hoạch đúng, hãy bắt đầu bằng việc hiểu rõ quy trình căn bản của việc lập kế hoạch làm việc, học tập.

Mục tiêu nó là cái dễ nhất quả đất rồi  sau khi đặt mục tiêu xong thì phải lập kế hoạch như thế nào thì nó mới khó.

Mục tiêu là thứ mà chúng ta hướng tới, còn đường đi đến mục tiêu là kế hoạch, kế hoạch là một bản đồ giúp ta hoàn thành từng cột mốc và hướng tới mục tiêu… đó là lý thuyết nó nói thế , với mình thì kế hoạch là một bản đồ các mốc THƯỞNG – PHẠT.

Nói đơn giản thì trong cái bản đồ trên nó là một chặng đường từ tháng 1 – tháng 12, mỗi tháng là một mục tiêu khác nhau, và cứ tháng nào không đạt mục tiêu thì tháng sau bị phạt, đạt mục tiêu thì thưởng. NHƯNG, điều quan trọng là… mục tiêu của mỗi tháng là gì?

Bạn không thể nào chia KPI năm thành từng kpi nhỏ được nếu nó không phải là 1 con số. giờ ví dụ bạn đặt kpi là học được cách viết Content như ông Leo Minh đi thì giờ chia sao. Sau khi có mục tiêu thì việc đầu tiên đó chính là HIỂU MỤC TIÊU, cách đơn giản mà mình hay làm nhất:

  • Bước 1: Xem thử cách lập kế hoạch của người khác
  • Bước 2: Tự tưởng tượng thử người khác đã hoàn thành việc đó như thế nào
  • Bước 3: Tìm thử xem có ai hướng dẫn không (truy trìm mọi ngóc ngách)
  • Bước 4: Checklist ra thử trong MỤC TIÊU LỚN thì mình có những mục tiêu nhỏ nào

Hiểu rõ thì chúng ta sẽ rất dễ để lập kế hoạch. Đơn giản như giờ 1 mục tiêu không hữu hình như “học kỹ năng chạy Facebook ads” nha, nếu mình là người bắt đầu học (mặc dù mình học lâu rồi ) thì mình sẽ làm thế nào để hiểu rõ tường tận cái Facebook ads này nó gồm cái gì cái gì???

  • Bước 1: mình lên các group Facebook đặt câu hỏi “facebook ads cái nào quan trọng nhất vậy mấy sư huynh”… trong thời gian chờ người ta comment thì mình lại đi vọc all các bài viết về Facebook ads để đọc, từ bài than khổ, tới bài phân tích
  • Bước 2: mình sẽ lên unica xem all các MENU khóa học về Facebook ads (hoặc all các nền tảng khác) để xem coi người ta thường dạy bao nhiêu phần
  • Bước 3: mình sẽ lọc trùng, xem xem những vấn đề nào là nhiều người nói tới nhất, nhiều người gặp vấn đề nhất và sau đó mình mới lựa chọn mình nên học như thế nào hoặc học ra sao

Chẳng hạn sau 3 bước trên thì mình lọc ra được muốn giỏi Facebook Ads thì phải giỏi các thứ sau:

– Cách chạy ads không chết: hay đúng hơn là làm sao để có nhiều tài khoản Facebook ads
– Cách để tạo viết Content hay
– Cách để thiết kế ảnh
– Cách Test camp
– Cách kháng cáo tài khoản quảng cáo
– Cách mua/thuê tài khoản
– …..

Khi chúng ta đã có một lượng kiến thức đủ ổn và có một vài góc nhìn với mục tiêu mà chúng ta hướng tới thì chúng ta sẽ dễ dàng phân ra là mình nên làm tiếp cái gì cái gì cái gì trong suốt quảng thời gian tiếp theo đó, còn nếu không…. thì chúng ta sẽ ngồi mù đường, tìm kiếm từng ngóc ngách 1 và mong nó đúng —-> tốn thời gian hơn gấp nhiều lần (sẽ có nhiều bạn nói là tui sẽ bỏ thẳng tiền ra để học luôn 1 khóa học xịn về facebook luôn…. ok thui, mình hỏng có tiền )

DUY TRÍ Ý CHÍ TRƯỚC KHI LẬP KẾ HOẠCH TIẾP

Nói thiệt thì cách lập kế hoạch này chỉ dành cho người có Ý CHÍ. Những ai đang quan tâm tới việc lập kế hoạch cho có cái báo cáo sếp thì nên dừng đọc tại đây

Mình là một con người luôn đi tìm cách để chui rèn động lực và ý chí bởi vì mình luôn mau nản, luôn không follow được những thứ mình đã đề ra nên dù cái mình làm có kết quả hơn nhiều người khác vì mình sáng tạo nhưng nó chẳng bao giờ đạt được mục tiêu mà mình mong muốn… vì mình bị thiếu Ý CHÍ.

Xem Thêm  Tổng Hợp Các Kỹ Năng Phát Triển Bản Thân Mỗi Ngày

Trước khi tiếp tục xây dựng kế hoạch thì bạn phải xác định là “TÔI RẤT RẤT RẤT MUỐN ĐẠT ĐƯỢC CÁI KPI NÀY, HOÀN THÀNH CÁI PLAN NÀY”

Mình biết điều này rất rất rất khó đối với mọi người… nhưng chẳng phải trong 1000 người may ra chỉ có 1-2 người giàu đúng không? và 1 2 người giàu đó luôn là người đạt được các mục tiêu của mình theo thời gian —-> nếu bạn không làm được thì mỗi năm trôi qua bạn cũng chỉ y xì vậy chẳng khác gì… và lại rầu lại buồn, lại cố gắng nhưng vài năm sau vẫn y chang như vậy (thấy quen không?)

—-> VIỆC VỠ KẾ HOẠCH LIÊN TỤC SẼ CẮT ĐỨT Ý CHÍ. Bạn mà cứ để cho việc vụt kế hoạch trở thành thói quen thì đời bạn tàn, thô nhưng thật.

CHỐT: này mình không nói nhiều, việc buff ý chí buff động lực là chuyện của mỗi người, chẳng ai có nhiệm vụ phải truyền ý chí động lực cho ai cả, lúc giàu thì ai hưởng… cơ mà nếu bạn like và share bài này thì mình sẽ viết 1 bài chia sẻ cho  (lâu lâu mới viết mấy bài về phát triển bản thân chứ bth đây là kênh kỹ năng…). Một vài gợi ý gúp bạn tăng ý chí:

– Nghèo
– Nghèo
– Nghèo nữa nghèo mãi (nếu không có ý chí)

CÁCH THIẾT LẬP CỘT MỐC TRONG KẾ HOẠCH

Trong một bảng kế hoạch, điều quan trọng là bạn phải có cái đầu lạnh… à nhầm bạn phải nhìn rõ được từng cột mốc mà mình phải đạt được. Khi bạn nheo mắt lại, những cái cột mốc phải là thứ bạn thấy ngay lập tức, và vì nó là nổi bật nhất nên đôi khi nó lại là thứ mà bạn hay tránh né  vì bạn sợ, lúc đầu thì háo hức lắm chứ sau khi miss 1 mục tiêu là sợ, sợ phải nhìn vào bảng kế hoạch, sợ cảm giác mình thất bại, sợ cảm giác mình phải nai lưng ra để cày nó cho đạt mục tiêu…. và thế là bạn tèo.
Sợ là sợ đấy, nhưng vẫn phải làm thôi. Việc bạn tạo ra các cột mốc là thứ BẮT BUỘC, khi bạn có cột mốc, bạn sẽ phải biết xử lý như thế nào tiếp theo. Ví dụ:

Mục tiêu năm 2022:
– Có 10 khóa học của bản thân
– Đạt thu nhập 100tr/tháng
– Website đạt mốc 1tr Traffic/tháng
– Nhân sự công ty đạt 15 người (lương ổn định >10tr)
– Tiktok đạt 500.000 Follow
– ….

Mục tiêu tháng 2:
– Ra mắt khóa học ABC (100 video) (1/10)
– Website đạt 200.000 traffic/tháng
– Tuyển 3 nhân sự mới trong tháng
– Cày 30-50 video tiktok mới
– Viết 15 bài chia sẻ
…..

Khi viết ra các cột mốc bạn sẽ có các lợi ích sau:

– Hiểu rõ TỪNG CON SỐ, TỪNG CÔNG VIỆC phải làm theo ngắn hạn
– Có công việc cụ thể để mần
– Có thang đo để đánh giá các công việc đã, đang, sẽ làm
– Không bị mông lung khi phải làm quá nhiều việc hay đùng cái lại phát sinh công việc mới (vì vậy phải làm thiệt kỹ)
– Có mốc để THƯỞNG – PHẠT

CHỐT: Khi đã có 1 mục tiêu lớn, sau đó lại chia nó ra thành nhiều mục tiêu nhỏ, đó là bản chất tiếp theo của lập kế hoạch… tiếp theo mới là bước khó vượt qua nhất.

CÁCH LẬP KẾ HOẠCH CÓ THƯỞNG PHẠT

Các bước lập kế hoạch cá nhân
Các bước lập kế hoạch cá nhân

Ngày bé chúng ta cũng đã thường được trải nghiệm qua các mốc thưởng phạt khi học giỏi, khi được điểm cao, khi làm được 1 điều gì đó có ích từ ba mẹ, gia đình, trường học, và thực sự những cảm giác đó nó sẽ đeo đuổi chúng ta cho đến già… chỉ có những phần thưởng, những sự phạt đó CÓ KHIẾN CHÚNG TA NAO NÚNG HAY KHÔNG.

Mình rất lấy làm lạ rằng các bạn trẻ hiện tại khi bị phạt 1 sốt tiền nhỏ từ sếp khoảng 200-300k thì thường hay có những biểu hiện sau đây:

– Cảm thấy bực dọc vặt, kiểu như sếp chỉ đang muốn bào tiền mình thôi
– Cảm thấy ôi thôi số tiền này chẳng đáng là gì, phạt cũng được
– Cảm thấy chán nản, tự dưng lại bị phạt… thế là mất thêm 1 2 ngày xử lý cảm xúc rồi mới làm việc ổn định lại

Mình thấy đây là một điều rất rất vô lý, phạt là để chúng ta có thái độ nghiêm túc, tự kiểm điểm lấy bản thân, tự nhận ra lỗi lầm và khắc phục… nhưng khi chuyển nó qua các bạn thì nó lại trở thành 1 ý tưởng thù địch.

Bản chất con người là luôn muốn được thỏa mãn, luôn muốn loại bỏ mọi sự tiêu cực ra khỏi người… và họ thường xuyên làm điều đó, làm nhiều tới mức không còn điều gì có thể khiến cho họ cảm thấy đau đớn nữa… điều đó khiến cho họ mất đi một nguồn động lực rất lớn, động lực đến từ sự tiêu cực.

Bạn đã bao giờ nghe qua những điều sau đây:
– Cái khó ló cái khôn
– Càng rơi vào nghịch cảnh thì càng sáng tạo
– Càng rơi vào đường cùng thì càng dễ tìm ra lối thoát

Có phải những lúc bạn học hành tốt nhất, dễ vào nhất là vào buổi tối trước ngày kiểm tra? Có phải những lúc bạn chịu khó tập thể dục nhất là khi bạn bị chẩn đoán bị bệnh? Có phải bạn chỉ có động lực kiếm tiền nhất khi bạn chịu nhục trước crush????

Xem Thêm  Hướng dẫn cách làm tháp bia tài lộc đón Tết Quý Mão 2023

Con người chúng ta chỉ bắt đầu cảm thấy CÓ ĐỘNG LỰC khi sự tiêu cực đã diễn ra… nhưng chẳng mấy ai biết nếu có thể control “cảm xúc” hay nói đúng hơn là cảm nhận về các sự tiêu cực một cách mãnh liệt thì bạn sẽ sợ nó ngay trước cả khi nó đã xảy ra. Tiếp tục xem các ví dụ:

– Bạn có dám đút tay vào cái máy cưa đang chạy không?
– Bạn có dám nhảy khỏi xe khi xe đang chạy?
– Bạn có dám đút tay vào chảo dầu đang nóng?

Đó là vì BẠN SỢ NGAY TRƯỚC CẢ KHI BẠN LÀM, trực giác của bạn nói rõ cho bạn biết điều đó là CỰC KỲ ĐAU ĐỚN… và bạn bỏ qua không làm nó. Vậy nếu việc bạn mất đi 300k tiền phạt nó là một điều CỰC KỲ ĐAU ĐỚN… thì bạn có cố gắng để không bị phạt không?

—–> Việc đầu tiên bạn cần làm, đó chính là tạo cho mình cảm giác SỢ BỊ PHẠT – THÍCH ĐƯỢC THƯỞNG. Cái này nó có cực kỳ nhiều cách mà cách mình thấy hay nhất đó chính là NLP – nghệ thuật đánh lừa tiềm thức. Nếu bạn nhắc đi nhắc lại việc ăn ớt sẽ rất cay trong vòng 1 tháng, 30 ngày, 3 bữa/ngày…. thì dù bạn có ăn cay tốt thế nào sau 1 tháng bạn sẽ thấy ớt rất cay (thử đi )

Khi bạn đã SỢ BỊ PHẠT thì bạn sẽ cố gắng nỗ lực cực kỳ để có thể hoàn thành công việc đó, khi bạn THÍCH ĐƯỢC THƯỞNG thì giá trị của việc thưởng sẽ được nâng lên mức cao nhất… và từ đó bạn sẽ duy trì được kế hoạch của mình và hoàn thành nó, càng qua thời gian thì việc này càng có giá trị, bạn sẽ càng muốn hoàn thành kế hoạch hơn (nếu bạn duy trì nó được tới tháng thứ 3-4 bạn sẽ thấy công dụng của nó)

CHỐT: lập kế hoạch thưởng phạt cho từng mục tiêu, ngắn cũng có, dài cũng có… này thì bạn thích gì chỉ có mình bạn biết mình không rành

CÁCH LẬP KẾ HOẠCH BẰNG EXCEL

TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TRÊN GOOGLE SHEET HOẶC EXCEL (hoặc phần mềm tự chọn)

Cái này thì tùy mỗi người sẽ có từng cái triển khai riêng phù hợp với mình, riêng mình thì có các lưu ý sau cho nhân viên khi lập kế hoạch:

– LUÔN RÕ RÀNG: nhìn vào mà bị rối, làm lại
– MỤC TIÊU luôn đi chung với CON SỐ: hoặc những thứ hữu hình, thấy được, chạm được, đo đếm được, đánh giá được
– Kế hoạch phải chi tiết từng tháng, có mốc thưởng phạt đầy đủ
– Phải có tính sáng tạo trong việc lập kế hoạch
– Phải có các mốc PHẠT NẶNG thật sự và THƯỞNG ĐẬM (tự nhân viên đề suất)
– Phải luôn hướng tới KẾT QUẢ chung của công ty
– Luôn có kế hoạch nâng cao hiệu suất làm việc
– Làm gì thì làm, phải tạo cho mình 1 cái nghề, các kỹ năng phù hợp cho nghề
– Hệ thống báo cáo phải rõ ràng, dễ báo cáo, dễ kiểm tra
– Trung thực báo cáo, báo cáo đều đặn

Link mẫu 1 file Kế hoạch năm (của năm ngoái, demo tham khảo thui nha, năm nay chưa có bản mới )
https://docs.google.com/spreadsheets/d/18ysjJYLMA79zGifg9vKaXO5zpkjCBsFTwFohLzCAmeo/edit

CÓ BẢNG KẾ HOẠCH RỒI THÌ LÀM GÌ VỚI NÓ?

Hãy trả lời bảng câu hỏi này sau khi có bảng kế hoạch:
– Nếu hoàn thành kế hoạch này mình sẽ được cái gì?
– Nếu không hoàn thành kế hoạch, mình sẽ ra sao?
– Bảng kế hoạch này có khiến mình năm mới khác năm cũ không? Khác ra sao?
– Bảng kế hoạch này có phù hợp với định hướng tương lai của mình không?
– Bảng kế hoạch này có giúp mình có nghề? Có giúp mình có thể mạnh riêng?
– Bảng kế hoạch này có nằm trong khả năng của mình không?
– Bảng kế hoạch này đã có các mốc thưởng phạt đầy đủ chưa
– Bảng kế hoạch này có dễ dàng để bất cứ ai xem qua cũng hiểu không?
– Bảng kế hoạch này có mục tiêu thăng tiến chưa?
– Bảng kế hoạch này mình đã cố gắng hết sức để làm chưa?
….

Thực sự thì không có một kế hoạch nào là chắc chắn cả vì trong quá trình làm của chúng ta thì chúng ta replan kế hoạch liên tục. NHƯNG, replan là chúng ta thay đổi kế hoạch, thay đổi lộ trình con đường để đi chứ không phải THAY ĐỔI MỤC TIÊU. Việc chúng ta có thể giữ vững được mục tiêu trong kế hoạch là điều cực kì quan trọng, mục tiêu chỉ có thể thêm, không thể bớt… vì đó là thứ mà chúng ta đã xác định, nếu cứ vì khó mà bỏ mục tiêu thì càng lúc kế hoạch càng chẳng cần thiết nữa.

CHỐT: Luôn đặt câu hỏi để hoàn thiện kế hoạch, khi đã hoàn thiện kế hoạch rồi thì chỉ việc tuân thủ theo kế hoạch mà không cần suy nghĩ

TỔNG KẾT

Để học cách lập kế hoạch chuẩn chỉnh thì chắc chắn là khó rồi vì chỉ những kế hoạch replan hàng chục lần nó mới là kế hoạch chuẩn chỉnh nhất. Nhưng, nếu có được một kế hoạch ổn thỏa để mình nhìn vào và mình biết hướng đi cho từng tháng, từng quý, từng năm thì đó cũng là một điều nên làm, nên thực hiện và giữ vững nó hàng tháng. Hãy tuân thủ theo 3 tiêu chí con người sau:

– Mình là người giữ chữ tín với chính mình
– Mình là người giữ kỹ luật với chính mình
– Mình là người luôn hoàn thành mọi việc chứ không để nó chết từ trong suy nghĩ.

Hi vọng qua bài viết này mọi người có thể có được 1 kế hoạch phù hợp để phát triển bản thân hơn nhé.

Leo Minh – Co Founder ATP Academy

Leo Minh

Leo Minh

CO FOUNDER ATP ACADEMY Điểm mạnh của anh chàng này là viết, chia sẻ. Sẽ không khó để bạn có thể gặp bài viết anh ấy chia sẻ trên các Fanpage lớn về kinh doanh, làm giàu & phát triển bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK:

Định nghĩa và Cách viết Content Storytelling lôi cuốn người đọc

NHẬN LÌ XÌ ĐẦU NĂM

GHI DANH HỌC VIÊN